Thứ Ba, 03/07/2012 15:51

Thách thức về chất trong thu hút vốn FDI

Chỉ số ít doanh nghiệp FDI đầu tư vào những khu vực có giá trị gia tăng cao, khoảng 3,5% đầu tư vào mảng tài chính ngân hàng, 5% hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao và 5% dự án vào các dự án dịch vụ và công nghệ.

Theo cục Đầu tư nước ngoài, bộ Kế hoạch và đầu tư, ước tính tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong sáu tháng đầu năm nay đạt gần 6,4 tỉ USD, giảm hơn 27% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI cũng giảm cả về số lượng dự án lẫn vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước, –25%.

Chưa kích thích được đầu tư về chất

Dòng vốn từ Nhật đã nâng đỡ vốn FDI vào Việt Nam trong sáu tháng qua, với 4,16 tỉ USD, Nhật chiếm đến hơn 65% tổng vốn vào Việt Nam và là nhà đầu tư lớn nhất hiện nay. Cơ cấu đầu tư trong sáu tháng qua cũng khả quan ở tỷ trọng đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gia tăng rõ rệt, dẫn đầu lượng vốn với 63%.

Dòng vốn FDI trên toàn cầu đã phục hồi ở mức trước giai đoạn khủng hoảng với khoảng 1.500 tỉ USD năm 2011, trong khi vốn vào Việt Nam đang giảm là việc cần xem xét.

Nhiều số liệu nghiên cứu đang cảnh báo về khả năng cạnh tranh vốn FDI của Việt Nam ở nhiều yếu tố. Theo phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, khoảng 67% doanh nghiệp FDI đang đầu tư vào những ngành có giá trị gia tăng thấp, tập trung vào các hoạt động khai thác tài nguyên, gia công lắp ráp và sử dụng lao động ít kỹ năng có mức giá rẻ. Chỉ số ít doanh nghiệp FDI đầu tư vào những khu vực có giá trị gia tăng cao, khoảng 3,5% đầu tư vào mảng tài chính ngân hàng, 5% hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao và 5% dự án vào các dự án dịch vụ và công nghệ.

Còn theo báo cáo Đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011 của tổ chức Công nghiệp liên hiệp quốc (UNIDO), trong khảo sát gần 1.500 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, chỉ 57% nhà đầu tư đến từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển, khoảng 43% đến từ các nước đang phát triển. Đa số các doanh nghiệp FDI tập trung vào các ngành công nghệ thấp hoặc trung bình. Chỉ 28% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao như tin học, điện tử; 22% có hàm lượng công nghệ trung bình; nhưng đến 47% hoạt động trong những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ thấp như đồ gỗ, dệt may, da giày...

Trong khi việc thu hút FDI trong nhiều năm qua chưa tạo được sức lan toả cho toàn nền kinh tế, thì hiện nay Việt Nam lại đang bị tụt hạng về nhiều chỉ số liên quan đến môi trường kinh doanh, như mảng bán lẻ kém dần sức hấp dẫn, thị trường tài chính tụt hạng, tỷ lệ lạm phát cao và kinh tế vĩ mô vẫn chưa ổn định; cơ sở hạ tầng và nguồn lao động có kỹ năng sẽ là thách thức lớn trong việc thu hút dòng vốn FDI đi vào chất lượng.

Liên kết còn lỏng lẻo

Theo các chuyên gia, sức lan toả FDI trong nền kinh tế kém còn thể hiện qua sự liên kết lỏng lẻo giữa hoạt động của doanh nghiệp FDI và khối doanh nghiệp trong nước. Ông Sakae Yoshida, giám đốc điều hành tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật (JETRO) tại TP.HCM, cho biết đến nay tỷ lệ nội địa hoá của các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam còn thấp, chỉ đạt có 28,7%, rất thấp nếu so với Trung Quốc hiện gần 60%, Thái Lan 53% và Indonesia là 42%.

Ông cho biết trong tình hình đầu tư của Nhật vào Việt Nam tăng nhanh, họ cần thêm các cơ hội để doanh nghiệp hai nước liên kết mở rộng cung ứng. JETRO sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối giữa hai khối doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cung cấp trong các doanh nghiệp nội địa.

Khảo sát của UNIDO cũng cho thấy, doanh nghiệp FDI chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất tại Việt Nam, nguồn cung nội địa chỉ khoảng 25%. Điều này phản ánh mối liên kết lỏng lẻo giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. Sự lỏng lẻo này khiến việc chuyển giao công nghệ còn thấp, tác động lan toả của khu vực FDI đối với nền kinh tế hạn chế. Độ vênh giữa kế hoạch đầu tư và vốn thực hiện thời gian qua còn phản ánh chính sách ưu đãi đầu tư và phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chưa tạo ra được các hoạt động đối trọng với doanh nghiệp FDI.

Việc nâng cao chất lượng nguồn vốn sẽ khó khăn nếu không nhận định chính xác tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Phân tích của UNIDO cho thấy vốn FDI tập trung vào các ngành công nghiệp chủ yếu khai thác nguồn nhân lực giá rẻ, gần đây đã có sự dịch chuyển sang khu vực công nghệ cao. Tuy nhiên, sự dịch chuyển này cần nhận được sự hỗ trợ của nguồn lao động có kỹ năng, cơ sở hạ tầng được cải thiện và điều kiện môi trường kinh doanh tốt hơn.

Tuyết Ân

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   HSBC: Kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn xấu nhất (03/07/2012)

>   Sử dụng nguồn vốn ODA chậm là do thiếu vốn đối ứng (03/07/2012)

>   Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam: Thay đổi mô hình tăng trưởng (03/07/2012)

>   Ông Trần Hoàng Ngân: GDP không thể đạt mục tiêu 6-6,5% (02/07/2012)

>   Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2012 (02/07/2012)

>   Cần “gói kích thích” hơn “bơm tiền” ồ ạt vào thị trường (02/07/2012)

>   Tổng cầu đang suy giảm (01/07/2012)

>   Vốn đầu tư 6 tháng – Kết quả và những vấn đề đặt ra  (01/07/2012)

>   Kinh tế 6 tháng dưới góc nhìn thống kê (01/07/2012)

>   Tồn kho cao, DN suy kiệt: Chưa lo đình trệ kinh tế? (01/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật