Thứ Hai, 23/07/2012 16:17

Lỗ hổng giao dịch

Khi NĐT hoàn thành việc bán CK và tiến hành ứng tiền ngay trên hệ thống giao dịch trực tuyến, chỉ trong vài phút trên tài khoản sẽ có tiền tương ứng. Nhưng điểm đặc biệt là nếu NĐT đi đến CTCK hoặc ngân hàng để rút tiền mặt chưa chắc có tiền ngay.

Sẽ có nhiều người thắc mắc tại sao trên tài khoản CK có tiền mà lại rút tiền lâu như vậy? Nguyên nhân nằm ở chỗ, phần lớn các lệnh ứng trên hệ thống trong giờ giao dịch thực là ứng ở dạng “ảo”, tức có bán ra thì có tiền về chứ chưa có sự can thiệp sâu của bộ phận kế toán.

Khi NĐT rút tiền cũng là lúc ngân hàng và CTCK đối chiếu số liệu, chứng từ để từ đó “chốt” số tiền có thể rút và việc này mất nhiều thời gian chứ không thể diễn ra trong vài phút.

Thật ra, việc “ứng ảo” nếu được kiểm soát chặt chẽ rủi ro của CTCK rất thấp. Tuy nhiên, trong trường hợp CTCK cố ý làm trái hoặc lạm dụng việc này, hậu quả không hề nhỏ. Giới CK lúc “trà dư tửu hậu” đã từng kể cho nhau câu chuyện một CTCK vì khách hàng chỉ ứng tiền, mà không rút tiền nên đã tranh thủ sử dụng số tiền có sẵn trong tài khoản để tự doanh khiến cho tiền bị “hụt”.

Nếu lúc đó chỉ cần 50% khách hàng đến rút tiền đồng loạt CTCK này có thể gặp nguy về thanh khoản. Cũng có thể xuất hiện trường hợp CTCK bị khách hàng của mình “gài” bằng cách như sau: Khi yêu cầu CTCK rút tiền, CTCK kiểm tra tài khoản nếu có tiền sẽ chấp thuận.

Song nếu một số hệ thống chưa hoàn thiện nên không thể kết nối tự động, khách hàng CTCK sẽ phải thực hiện thủ công. Lúc này trên tài khoản của NĐT vẫn còn tiền. Những khách hàng “khôn lỏi” có thể ngay lập tức đặt lệnh mua CK và tạo ra một món nợ với thời hạn ít nhất 4 ngày với CTCK.

Điều đáng nói ở đây là việc khắc phục những lỗ hổng giao dịch với các CTCK mặc dù có cải thiện theo thời gian, nhưng cũng khá chậm chạp và chưa đồng bộ. Điều này khác hẳn với những tuyên bố, quảng cáo của các CTCK là hệ thống chuẩn mực, chặt chẽ, bảo vệ NĐT.

Nguyễn Minh Hà

sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   Phí môi giới - Cạm bẫy hoa hồng (23/07/2012)

>   Đang test lại các ngưỡng kháng cự mạnh (27/07/2012)

>   23/07: Bản tin đầu tuần (23/07/2012)

>   Tan tành chứng khoán! (22/07/2012)

>   Hơn 450 DNNY vi phạm công bố BCTC quý 2/2012? (22/07/2012)

>   Sức mạnh của một lời nói! (21/07/2012)

>   Nên mua vào nếu thanh khoản tiếp tục hồi phục (20/07/2012)

>   Mời doanh nghiệp hiệu chỉnh Niên giám DNNY 2012 đợt 2 (07/08 - 16/08) (07/08/2012)

>   Thomson Reuters: 1.1 triệu USD đổ vào TTCK Việt Nam từ đầu tháng 7 (20/07/2012)

>   20/07: Bản tin 20 giờ qua (20/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật