Chủ Nhật, 22/07/2012 00:09

Hơn 450 DNNY vi phạm công bố BCTC quý 2/2012?

Tính đến hết ngày 20/07, toàn thị trường chỉ mới có 230/702 công ty niêm yết công bố BCTC quý 2/2012. Như vậy, các công ty còn lại trễ hạn công bố theo quy định của Thông tư 52.

 

Thông tư 52/2012/TT-BTC về công bố thông tin trên TTCK có quy định, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn công bố thông tin về Báo cáo tài chính quý trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày kết thúc quý. Tuy nhiên theo thống kê của Vietstock, tính tới thời điểm hiện tại, trên sàn HOSE có 166/307 công ty đã công bố BCTC quý 2, còn HNX là 64/395 công ty. Như vậy, mới chỉ có 230 công ty công bố so với tổng số doanh nghiệp trên toàn thị trường là 702 công ty.

Ấn tượng lợi nhuận GAS, VNM, DPM

Xét về quán quân doanh thu thuần, GAS tiếp tục giữ vững vị thế là doanh nghiệp có doanh thu cao nhất trên toàn thị trường, với hơn 16,237 tỷ đồng đạt được trong quý 2/2012, nâng lũy kế 6 tháng đầu năm lên đến gần 31,923 tỷ đồng. Công ty này cũng đang dẫn đầu về lợi nhuận sau thuế với gần 2,258 tỷ đồng trong quý 2.

Hoạt động cùng ngành nghề với GAS còn có PGD cũng có doanh thu thuần nằm trong top 10, với gần 1,620 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước.

Top 10 DNNY có doanh thu thuần Q2/2012 cao nhất (Đvt: trđ)

Lọt vào top 2 cả về doanh thu lẫn lợi nhuận chính là đại gia ngành sữa - Vinamilk (HOSE: VNM) với kết quả kinh doanh quý 2 tăng trưởng 30% so cùng kỳ năm trước. Cụ thể, công ty mẹ VNM đạt 7,097 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng gần 30%, lợi nhuận ròng cũng tăng đến 36%, đạt mức 1,492 tỷ đồng.

Lũy kế hết tháng 6, VNM ghi nhận 13,018 tỷ đồng doanh thu thuần, cũng tăng khoảng 30% so với 2 quý đầu năm trước. Lợi nhuận sau thuế tăng gần 32%, đạt 2,753 tỷ đồng, tương ứng EPS 4,953 đồng. Như vậy chỉ tính riêng công ty mẹ, VNM đã hoàn thành gần 59% kế hoạch lợi nhuận hợp nhất cả năm (4,690 tỷ đồng).

Top 10 DNNY có lãi ròng Q2/2012 cao nhất (Đvt: trđ)


Một bluechip khác trên sàn HOSE giữ vị trí thứ 3 về lợi nhuận quý 2 phải kể đến DPM. Công ty mẹ DPM đạt 3,690 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý 2, tăng đột biến 77% so cùng kỳ 2011, lợi nhuận ròng đạt 972 tỷ đồng, tăng 22%.

Nhờ mức tăng ấn tượng trong quý 2, công ty mẹ DPM đã đạt 1,933 tỷ đồng lãi sau thuế trong nửa đầu năm 2012, tăng 42% so cùng kỳ năm trước.

VIC là doanh nghiệp bất động sản duy nhất lọt vào top 10 về lợi nhuận quý 2 khi đạt hơn 506 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 90% so cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo tài chính, lợi nhuận trong quý của VIC tăng mạnh chủ yếu là nhờ vào hoạt động tại chính gấp 2.4 lần cùng kỳ năm 2011, đóng góp hơn 450 tỷ đồng cho doanh nghiệp này trong kỳ.

Ngoài ra, một số công ty góp mặt trong top 10 về lợi nhuận quý 2 còn cò HPG, PGD, DHG, POM, PVD.

Chứng khoán, vận tải đường thủy, bất động sản chưa qua cơn bĩ cực

Nếu như trong quý đầu năm đã có khá nhiều công ty chứng khoán báo lỗ thì trong quý 2 này đã ghi nhận nỗ lực thoát khỏi danh sách lỗ của một số công ty.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít doanh nghiệp “tại vị”. Sơ bộ đã có 5 công ty chứng khoán lỗ trong quý 2, gồm PHS, SVS KLS, TAS và ORS.

Lỗ nhiều nhất trong quý thuộc về PHS với 36.7 tỷ đồng trong quý 2 do doanh thu thuần giảm mạnh, chỉ đạt 15.9 tỷ đồng, trong khi chi phí quản lý lại gấp 4.5 lần, lên xấp xỉ 36 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của PHS tính đến hết quý 2 đã âm 97.46 tỷ đồng làm cho vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm xuống còn 204.57 tỷ đồng, tức đã “ăn” vào vốn điều lệ gần 96 tỷ đồng.

Với SVS, quý 2 công ty lỗ 12 tỷ đồng do dự phòng nợ khó đòi, ghi nhận quý lỗ thứ 7 của doanh nghiệp này trong vòng 2 năm trở lại đây.

Ngoài ra, KLS cũng báo lỗ 11.5 tỷ đồng trong quý 2, TAS âm hơn 3 tỷ đồng, ORS lỗ 370 triệu đồng…

Một số ngành có số lượng doanh nghiệp lỗ cao khác gồm vận tải đường thủy, xây dựng, bất động sản. Với vận tải đường thủy, VOS lỗ gần 43 tỷ đồng, GMD là 41 tỷ đồng, VST hơn 16 tỷ đồng. Ở ngành xây dựng, âm lợi nhuận có PSG (lỗ hơn 32 tỷ đồng), PIV (lỗ 310 triệu đồng), TKC (71 triệu đồng). Hai công ty bất động sản là PTLVRC cũng lỗ lần lượt 17 tỷ đồng và 161 triệu đồng.

Một số KQKD quý 2/2012 lỗ theo ngành     
Đvt: Trđ

Bội Mẫn (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Sức mạnh của một lời nói! (21/07/2012)

>   Nên mua vào nếu thanh khoản tiếp tục hồi phục (20/07/2012)

>   Mời doanh nghiệp hiệu chỉnh Niên giám DNNY 2012 đợt 2 (07/08 - 16/08) (07/08/2012)

>   Thomson Reuters: 1.1 triệu USD đổ vào TTCK Việt Nam từ đầu tháng 7 (20/07/2012)

>   20/07: Bản tin 20 giờ qua (20/07/2012)

>   Sai xu thế… vẫn có thể thua lỗ (19/07/2012)

>   SBS chỉ được giao dịch 15 phút cuối phiên từ 23/07 (19/07/2012)

>   19/07: Bản tin 20 giờ qua (19/07/2012)

>   Nên mua vào nếu thanh khoản tiếp tục hồi phục (18/07/2012)

>   Hành trình giành giật thị phần môi giới (18/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật