Thứ Bảy, 14/07/2012 16:07

Khơi thông hàng tồn

Tồn kho quá cao, nhiều doanh nghiệp lao đao vì bị giam vốn. Chưa hết, hàng tồn kho còn "ăn" vào vốn của doanh nghiệp như một loại virus gậm nhấm, làm suy yếu sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Ðủ kiểu "đẩy" hàng tồn

Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan cho rằng, chợ truyền thống ngày nay đã thay đổi nhiều về phương thức giao dịch, mua bán. Để thích ứng, các doanh nghiệp nên thành lập các điểm kinh doanh, cửa hàng tạp hóa gần các chợ để bán hàng thay vì hoàn toàn lệ thuộc vào kênh phân phối siêu thị. Với các công ty thời trang, bán hàng qua kênh trực tuyến cũng được áp dụng tối đa để giảm chi phí. Theo bà Ngô Thị Báu, Giám đốc Công ty Thời trang Nguyên Tâm (Foci), giá thuê mặt bằng ở quận 1 rất cao, trung bình khoảng 20.000 - 25.000 USD/tháng, có nơi lên đến 35.000 USD/tháng, tất nhiên đội giá sản phẩm lên rất cao nên giải pháp bán hàng trực tuyến sẽ tiết kiệm chi phí không nhỏ. Chính vì lẽ đó, đẩy mạnh bán hàng trực tuyến được coi là một kênh tích cực để giải tỏa hàng tồn.

Riêng với ngành thép, do tồn kho quá cao các doanh nghiệp thép phải giảm sản lượng sản xuất và chỉ hoạt động 50 - 60% công suất. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, cuối tháng 5 lượng thép thành phẩm tồn kho lên đến 320 ngàn tấn, tăng 65 ngàn tấn so với tháng trước. Tiêu thụ thép trong nước giảm mạnh, một số doanh nghiệp tìm hướng tăng cường xuất khẩu. Cũng trong tháng 5 vừa qua, lượng thép xuất khẩu của cả nước đã đạt 500 ngàn tấn, tăng đến 46% so với tháng trước. "Mặc dù lợi nhuận từ xuất khẩu rất thấp, nhưng đây là giải pháp tình thế để giải quyết hàng tồn, thu hồi vốn", giám đốc một doanh nghiệp thép ở phía Bắc cho biết.

Hành động khẩn trương

Mỗi mặt hàng, doanh nghiệp có tỉ lệ tồn kho khác nhau và đặc thù cũng khác nhau nên không có giải pháp chung cho tất cả các mặt hàng tồn kho. Tuy nhiên, căn cứ vào từng nhóm hàng cụ thể, có thể đưa ra những giải pháp phù hợp. Chẳng hạn, với mặt hàng là nguyên liệu chưa tiêu thụ được, nếu doanh nghiệp nhập khẩu tranh thủ lúc giá thấp để tồn kho chờ khi giá cao mới bán cho doanh nghiệp sản xuất thì không cần can thiệp. Doanh nghiệp cần thay đổi cơ cấu hàng nhập khẩu, hạ giá sản phẩm và mở rộng mạng lưới bán buôn để tiêu thụ hàng. Với các mặt hàng thành phẩm, tồn kho buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh hướng sản xuất, nhập khẩu. Bên cạnh đó, phải chuyển đổi mục đích sử dụng của sản phẩm, nếu được. Vấn đề quan trọng nhất là doanh nghiệp phải sáng tạo, có phương án hành động ngay để tiêu thụ hàng tồn nhằm quay nhanh vòng vốn, tháo gỡ ứ đọng sản xuất và huy động sức mua. Ông Trần Sinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Miền Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trong điều kiện sức mua kém, doanh nghiệp không bán được hàng thì không còn cách nào khác hơn là giảm giá, khuyến mãi để thu hút sức mua, giải quyết hàng tồn, thu hồi vốn. Thậm chí, trường hợp bất khả kháng, doanh nghiệp phải chấp nhận "xả hàng", bán dưới giá vốn để giải tỏa hàng, tìm đường sống thông qua việc quay vòng và sử dụng vốn hiệu quả hơn, tránh tình trạng mất khả năng thanh toán. Song song đó, doanh nghiệp cần tận dụng tối đa mạng lưới phân phối có sẵn, tăng khả năng bán hàng.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, muốn giải quyết hàng tồn vấn đề cơ bản là phải tháo gỡ sản xuất và sức mua. Muốn vậy, phải bắt đầu từ việc giảm lạm phát, kéo giá cả xuống thấp để giảm chi phí sản xuất và tăng sức mua. Bên cạnh đó phải làm tốt nhiệm vụ xã hội là giải quyết việc làm, bảo đảm thu nhập ổn định cho người lao động.

Tồn kho tăng chóng mặt

Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho hay, 5 tháng đầu năm hàng tồn kho tăng mạnh, tập trung vào các mặt hàng xi măng, thép, điện tử, hàng tiêu dùng… So với cùng kỳ năm 2011, hàng tồn kho tăng 20 - 25%. Một số liệu khác của Bộ Công thương cũng cho thấy, tỉ số hàng tồn kho thời gian qua đã lên đến trên 29%. Nhiều ngành có tỉ số hàng tồn kho tăng 100% (sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn gần 102%, chế biến và bảo quản rau quả gần 95%, xi măng hơn 44%, mô tô, xe máy gần 39%, chế biến và bảo quản thủy sản + sản phẩm từ thủy sản hơn 35%). Ông Nguyễn Văn Lai, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, so với cùng kỳ năm 2011, chỉ số hàng tồn kho ở ngành chế biến và bảo quản rau quả tăng 132%, các sản phẩm từ plastic tăng 89%, xi măng tăng 52,3%, bao bì tăng 44%, chế biến bảo quản thủy sản tăng 32%.


  Như Ý

Diễn đàn DN

Các tin tức khác

>   Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam: Khó tứ bề (14/07/2012)

>   ‘Đói’ đơn hàng: Công nhân nhàn như công chức (14/07/2012)

>   Hỗ trợ doanh nghiệp: Không chỉ lắng nghe… (13/07/2012)

>   Xác lập lại vai trò kinh tế tư nhân: Đừng phân biệt đối xử! (13/07/2012)

>   Thoái vốn ngoài ngành: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược (13/07/2012)

>   Bưu chính chật vật cạnh tranh (13/07/2012)

>   Hơn 70% doanh nghiệp khai lỗ (13/07/2012)

>   'Nhà đầu tư Việt thận trọng nhất Đông Nam Á' (13/07/2012)

>   Thủ tướng yêu cầu EVN từ năm nay phải có lãi (13/07/2012)

>   Brazil: Các công ty giày VN không trốn thuế (13/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật