Thứ Ba, 17/07/2012 16:34

Hàng xuất khẩu đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật

Thông tin từ Hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm và tọa đàm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu do Bộ Công Thương tổ chức ngày 17/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, hiện nay hàng xuất khẩu của Việt Nam không chỉ đối mặt với việc giảm sút về giá cả, đơn hàng, khả năng tiêu thụ mà còn phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật, xu hướng bảo vệ mậu dịch từ các nước nhập khẩu.

Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 53,33 tỉ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2011, nhưng đáng chú ý là giá một số nhóm hàng xuất khẩu đang bị giảm đáng kể và đạt mức tăng trưởng thấp; trong đó, nhóm hàng nông sản, thủy sản được đánh giá là tăng trưởng không cao và có xu hướng giảm giá trị như: cà phê giảm 4,4% so với năm 2011, cao su 31,3%, nhân điều 10,4%, chè các loại 0,3%, gạo 6,6%...

Các doanh nghiệp cho biết, hàng xuất khẩu Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật, điển hình Nhật Bản đã áp dụng tiêu chuẩn về Ethoxiqin đối với tôm nhập khẩu của Việt Nam.

Tại một số thị trường nhập khẩu khác, hàng thủy sản, rau quả… cũng có nguy cơ bị mất đơn hàng và thị trường khi nhận được cảnh báo từ các nước do chất lượng chưa bảo đảm và đáp ứng quy định. Bên cạnh đó, hàng công nghiệp xuất khẩu cũng thường xuyên gặp các vấn đề về rào cản thương mại như chất lượng, quy định về hóa chất, môi trường, dễ bị đưa vào diện điều tra chống phá giá, áp dụng biện pháp chống bán phá giá (dệt may, giày dép, ống thép…).

Theo ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, để tháo gỡ khó khăn về thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp cần có sự chủ động phối hợp giữa doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và cơ quan quản lý trong việc tăng cường trao đổi thông tin, dự báo giá cả và tìm kiếm khách hàng, thị trường mới. Đồng thời, các cơ quan quản lý nâng cao vai trò kiểm soát chất lượng hàng hóa để xây dựng uy tín cho sản phẩm xuất khẩu Việt Nam, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Mặt khác, trong bối cảnh lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng trong nhóm nông, lâm, thủy sản, nhiên liệu và khoáng sản đã đến ngưỡng và giá xuất khẩu không còn thuận lợi như trước, thì cần chuyển hướng tập trung phát triển nhóm hàng hóa mới, nhóm công nghệ cao. Đây là những nhóm hàng có tiềm năng phát triển và thị trường thế giới có nhu cầu, đồng thời thực tế cho thấy một số mặt hàng điện tử, linh kiện điện tử; máy tính, điện thoại di động… có tốc độ tăng trường cao trong thời gian qua./.

Mỹ Phương

vietnam+

Các tin tức khác

>   “Đừng giật mình khi nhiều DN phá sản” (17/07/2012)

>   Đi vay vốn là đi bán niềm tin (17/07/2012)

>   Bán Công ty Bia Huế: Lấy vốn đầu tư hạ tầng? (17/07/2012)

>   Cước vận tải: Vẫn điệp khúc tăng nhiều, giảm ít (16/07/2012)

>   Đề nghị lập Hiệp hội Các DN xuất khẩu clinker và xi măng (16/07/2012)

>   G7 và Nescafé - Trứng và đá? (16/07/2012)

>   Đại hạ giá vẫn ế ẩm (P1): Trung tâm thương mại đìu hiu (16/07/2012)

>   Tập đoàn nhà nước cắt giảm lương (16/07/2012)

>   Công ty mẹ VNPT sẽ chuyên đầu tư tài chính? (16/07/2012)

>   Doanh nghiệp thực phẩm “kêu cứu” (16/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật