Trọng tâm kinh tế TG đang dịch chuyển về Đông Á Không phải là khu vực nổi bật nhất thế giới, Đông Á là mái nhà cho nhiều cường quốc mới như Trung Quốc và là nơi tập hợp nhiều "điểm nóng" kinh tế mới như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philipines. Đông Á đang trở nên ngày càng quan trọng, không chỉ với các công ty địa phương mà còn với nền kinh tế thế giới. Đông Á là khu vực đang thu hút nhiều sự chú ý. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về khu vực Đông Á diễn ra từ 30/5 đến 1/6/2012 tại Bangkok , chủ đề chính của các cuộc thảo luận sẽ xoay quanh việc làm thế nào để phát triển cơ hội và giải quyết các vấn đề của Đông Á một cách tốt nhất. Nhưng liệu Đông Á có thể thực sự tránh được những suy thoái đã ảnh hưởng đến cả Mỹ và châu Âu, liệu Đông Á có thể giúp đưa kinh tế thế giới đi vào quỹ đạo trở lại? Ghế mát xa là công việc kinh doanh tốt tại đất nước công việc căng thẳng như Singapore và nhà sản xuất Singapore là Osim đang hy vọng sản phẩm của mình có thể đi ra với thế giới. Tại các trụ sở chính của Osim, điều đầu tiên bạn chú ý khi bước vào trong là một bản đồ thế giới khổ lớn đánh dấu các quốc gia mà công ty đã mở rộng hoạt động. Mỗi quốc gia đều được đánh dấu bằng một chấm màu xám rất to và vùng chấm xám chủ yếu tập trung ở Đông Á - khu vực mang lại cho Osim nhịp phát triển mới rất bền vững. "Từ năm 2009, chúng tôi thấy tốc độ tăng trưởng ở khu vực ở mức 25%.", Peter Lee, GĐ Tài chính của Osim cho biết. "Người tiêu dùng Đông Á đang chi dùng nhiều hơn và đóng góp tích cực cho tăng trưởng. Chúng tôi nhận thấy rằng xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới". | Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra từ 30/5 đến 1/6/2012 tại Bangkok, các cuộc thảo luận sẽ xoay quanh việc làm thế nào để phát triển cơ hội và giải quyết các vấn đề của Đông Á một cách tốt nhất. (Ảnh: WEF) | Một Đông Á đang lên Không phải là khu vực nổi bật nhất trên thế giới, Đông Á là mái nhà cho nhiều cường quốc mới như Trung Quốc và là nơi tập hợp nhiều "điểm nóng" kinh tế mới như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philipines.Với việc Mỹ và châu Âu lâm vào thời kỳ tăng trưởng chậm và suy thoái, Đông Á đang trở nên ngày càng quan trọng, không chỉ với các công ty địa phương mà còn với nền kinh tế thế giới. "Chính sự nổi lên của Đông Á đang tạo nên sự dịch chuyển đáng về trọng tâm kinh tế thế giới.", Pushan Dutt, GS kinh tế Trường Kinh doanh INSEAD nhận xét. "Các nền kinh tế Đông Á đang bắt đầu đóng góp phần nhiều hơn vào GDP thế giới, là phần chủ chốt trong chuỗi sản xuất toàn cầu và một phần lớn dân số thế giới cũng sinh sống ở đây." Theo Ngân hàng Thế giới, khu vực Đông Á đang phát triển, bao gồm cả Trung Quốc đã tăng trưởng 8,2% trong năm 2011. Nếu không tính Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tốc độ tăng trưởng của khu vực cũng vẫn tích cực ở mức 4,2% và được kỳ vọng sẽ tăng thêm 5,2% trong năm nay. Một trong những yếu tố quan trọng cho tăng trưởng là nhu cầu nội địa ngày càng tăng. Khi các nền kinh tế phát triển, mức thu nhập tăng, dẫn đến sức tiêu dùng cũng tăng. Đông Á đang được hưởng lợi từ tăng trưởng nhờ lực lượng dân số trong độ tuổi lao động còn dồi dào. Điều này không chỉ đảm bảo nguồn cung lao động bền vững, mà còn có nghĩa là sẽ có thêm nhiều người kiếm được tiền, tiết kiệm và chi tiêu nhiều hơn, do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiêu dùng nội địa tăng cũng bù đắp sự suy giảm trong xuất khẩu từ khu vực ra thế giới sau khi nhu cầu ở các thị trường chính như Mỹ và châu Âu chậm lại. Các nhà phân tích cho rằng, người tiêu dùng Đông Á cũng đang đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong tăng trưởng toàn cầu. "Hiện thế giới đang phải trải qua sự thiếu hụt về nhu cầu. Mỹ và Châu Âu đang không tiêu dùng đủ, thế giới cần một nguồn nhu cầu thay thế, và trong trường hợp này, Đông Á là một ứng viên tiềm năng", GS Pushan Dutt, Trường Kinh doanh INSEAD nhận định. Thúc đẩy đầu tư, cơ hội phát triển bền vững Một yếu tố chính khác bên cạnh sự mở rộng của Đông Á là sự tăng lên trong đầu tư, cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nhiều nền kinh tế trong khu vực Đông Á đang ở bước "đang phát triển", nghĩa là chính phủ các nước này cũng đang tìm cách thu hút nguồn lực và tài chính để cải thiện cơ sở hạ tầng. "Trong khu vực vẫn có nhu cầu đầu tư lớn, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng cũng như các lĩnh vực khác như vệ sinh, nước sạch và nhà ở", Prakriti Sofat, nhà kinh tế học tại Barclay Capital cho biết. Trong báo cáo mới nhất về Đông Á, Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra rằng nhu cầu ngày càng cao, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng "sẽ mang lại cơ hội phát triển bền vững" trong khu vực. Đồng thời, Đông Á cũng trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Năm ngoái, các nền kinh tế mới nối ở Đông Á chiếm 43% vốn FDI vào khu vực đang phát triển trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều tín hiệu tích cực, Đông Á cũng không tránh khỏi nhiều vấn đề. Không nghi ngờ gì nữa, sự suy thoái ở Trung Quốc (quốc gia chiếm 80% GDP Đông Á) sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến triển vọng tăng trưởng của khu vực. Tuy vậy, một số nhà phân tích cũng tin rằng, nếu suy thoái ở Trung Quốc chỉ ở mức trung bình, Trung Quốc có thể lại hưởng lợi từ những quốc gia Đông Á khác. Cùng với việc mức tiêu dùng của người dân Trung Quốc ít đi, giá hàng hóa sẽ giảm, lạm phát sẽ hạ, nới lỏng dòng tiền cho các dự án phát triển và chi tiêu, Ruchir Sharma, GĐ quản trị Morgan Stanley, tác giả cuốn "Breakout Nations" nhận định. Ruchir Sharma cũng cho biết thêm, với việc chi phí sản xuất ở Trung Quốc tăng cao, các quốc gia khác có thể sẽ bắt đầu đẩy mạnh hoạt động sản xuất tại quốc gia mình. "Khi giá cả ở Trung Quốc tăng lên, ngành sản xuất có thể sẽ chuyển sang những nước khác như Indonesia, Phillipines, Thái Lan", ông khẳng định. Sự chuyển dịch trong sản xuất sẽ đi cùng với nhu cầu đầu tư cao, khả năng tạo việc làm, từ đó xốc lại nhu cầu chi tiêu dùng và chi tiêu. Với giới phân tích và các công ty như công ty sản xuất ghế mát xa Osim, đó là cái vòng luẩn quẩn mà họ hy vọng sẽ báo hiệu cho những năm tăng trưởng và lợi nhuận trước mặt. BẢO LINH (THEO BBC) DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI
|