Thứ Năm, 31/05/2012 09:56

Ủy ban châu Âu đề xuất gói giải cứu ngân hàng

Ủy ban châu Âu (EC) vừa đề xuất sử dụng số tiền hỗ trợ các Chính phủ để trực tiếp giải cứu các ngân hàng khó khăn.

Tiền cho gói giải cứu ngân hàng sẽ đến từ Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), quỹ giải cứu cố định của Eurozone dự kiến chính thức hoạt động vào tháng 7 tới.

EC cũng hối thúc sự hội nhập hơn nữa thông qua “liên minh ngân hàng” Eurozone và việc áp dụng cơ chế bảo vệ tiền gửi thống nhất nhằm đảm bảo sự an toàn cho người gửi tiền. Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso cho rằng: “Yếu tố quan trọng nhất chính là linh hoạt và nhanh chóng”.

EC đưa ra lời kêu gọi trên trong bối cảnh sức khỏe của hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha đang khiến các thị trường toàn cầu chao đảo. Bankia, ngân hàng lớn thứ tư Tây Ban Nha, đã yêu cầu Madrid hỗ trợ 19 tỷ EUR trong khi nước này vẫn đang vật lộn để kiểm soát chi tiêu và đáp ứng mục tiêu thâm hụt ngân sách.

Theo EC, để tách bạch mối liên hệ giữa các ngân hàng và quốc gia, có thể áp dụng hình thức tái cấp vốn trực tiếp. Các nhận định của EC là một phần trong bản phân tích của ủy ban này về các biện pháp giải quyết khủng hoảng nợ của châu Âu.

“Tình hình kinh tế tại Eurozone đã sa sút đáng kể trong vòng một năm qua. Sự chênh lệch trong đà tăng trưởng của các quốc gia thành viên được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài”.

“Liên minh ngân hàng”

Tuy nhiên, EC cho rằng cuộc khủng hoảng sẽ không thể ngăn chặn được mối  liên kết ngày càng chặt chẽ của các ngân hàng trên khắp châu Âu. Cuộc khủng hoảng đã làm chậm quá trình hội nhập tài chính và có thể phải thực hiện thêm các biện pháp tham vọng nhằm đẩy mạnh và tăng trường sự hội nhập tài chính.

Tiền cho gói giải cứu ngân hàng sẽ đến từ Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), quỹ giải cứu cố định của Eurozone dự kiến chính thức hoạt động vào tháng 7 tới. Tuy nhiên, hiện mục đích của ESM là cung cấp tiền cho các Chính phủ khó khăn.

Ngoài ra, có vẻ EC cũng ủng hộ ý tưởng phát hành trái phiếu chung (eurobond) khi cho rằng kỷ cương ngân sách và sự đoàn kết của Eurozone có thể gia tăng nhờ việc phát hành công cụ nợ chung. “Việc xây dựng một phân khúc thị trường mới dựa trên việc phát hành trái phiếu chung sẽ giải quyết được tình trạng thiếu hụt hiện nay trong nhu cầu của nhà đầu tư đối với trái phiếu Chính phủ của nhiều quốc gia Eurozone”, ủy ban này cho biết.

Hiện EC đang tham vấn về trái phiếu dự án do ủy ban này và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) phát hành và sẽ được đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Phước Phạm (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   Bí vốn, doanh nghiệp châu Âu tìm đến Mỹ (31/05/2012)

>   Mỹ trừng phạt Ngân hàng Hồi giáo quốc tế Syria (31/05/2012)

>   Brazil hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 8.5% (31/05/2012)

>   Niềm tin vào kinh tế eurozone giảm mạnh (31/05/2012)

>   Bỉ đối mặt với việc phải hoàn thuế 100 triệu euro (30/05/2012)

>   Hàn Quốc: Thặng dư tài khoản vãng lai tháng 4 giảm (30/05/2012)

>   Trung Quốc: “Liệu pháp kích cầu” có phải viên linh đan? (30/05/2012)

>   “Eurozone cần trở thành liên minh kinh tế thực sự” (30/05/2012)

>   EIB hy vọng nâng khoản cho vay mới lên 60 tỷ euro (30/05/2012)

>   Tây Ban Nha “quay cuồng” trong bão nợ (30/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật