Thứ Tư, 30/05/2012 17:49

Tây Ban Nha “quay cuồng” trong bão nợ

Chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu Chính phủ Đức và Tây Ban Nha chạm kỷ lục mới trong ngày 30/05 do nỗi lo sợ về tình hình nợ công của nước này.

* Các ngân hàng Tây Ban Nha sáp nhập vì nợ xấu

Theo đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ Đức giảm xuống 1.34% trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha tăng 0.07% lên 6.55%, mức cao nhất kể từ ngày 25/02/2011. Khi đó, lợi suất trái phiếu Tây Ban Nha dao động quanh mức 6.8%.

Hiện kinh tế Tây Ban Nha đang trở hành tâm điểm cho mối lo ngại của nhà đầu tư.

Hôm thứ Ba, Egan Jones Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm nước này từ “BB-“ xuống “B”, tức thuộc hạng không đầu tư, với triển vọng tiêu cực. Được biết, hiện ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn là Fitch, Moody’s và Standard & Poor's (S&P) đều xếp hạng nợ của Tây Ban Nha ở mức đầu tư.

Sức ép lên Tây Ban Nha ngày càng gia tăng khi xuất hiện thông tin Thống đốc ngân hàng trung ương nước này, Miguel Angel Fernández Ordóñez, sẽ từ chức sớm hơn so với dự kiến.

Cùng ngày Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết không hề nhận được bất kỳ lời tham vấn nào cũng như chưa hề bày tỏ quan điểm chống đối kế hoạch bán trái phiếu để tái cấp vốn cho ngân hàng Bankia của các nhà chức trách Tây Ban Nha.

Bộ trưởng tài chính nước này, Luis de Guindos, cũng bác bỏ các thông tin hôm 29/05 trên Financial Times rằng ECB đã phản đối kế hoạch tái cấp vốn cho Bankia. Tại một phiên họp của Quốc hội, ông De Guindos cho rằng các thị trường nên lắng nghe Chính phủ Tây Ban Nha hơn là dựa vào các thông tin trên Financial Times.

Theo thông tin ngày 30/05 trên El Pais, Ủy ban châu Âu (EC) và các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) có thể gia hạn thêm cho Tây Ban Nha một năm để nước này đáp ứng mục tiêu thâm hụt ngân sách 3% do những khó khăn của nền kinh tế.

Phước Phạm (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   Các ngân hàng Tây Ban Nha sáp nhập vì nợ xấu (30/05/2012)

>   Cảnh báo về rủi ro tài chính đe dọa nền kinh tế Mỹ (30/05/2012)

>   Kinh tế Argentina đang đứng trước nhiều thách thức (30/05/2012)

>   Thụy Sĩ tìm cách đối phó nguy cơ Eurozone sụp đổ (30/05/2012)

>   "Nhiều doanh nghiệp châu Âu muốn rút khỏi TQ" (30/05/2012)

>   Kinh tế Trung Quốc sẽ chạm đáy trong tháng 6? (29/05/2012)

>   8 “đại gia” điện tử đang lỗ đậm (29/05/2012)

>   Quỹ đầu tư và cuộc tháo chạy khỏi hệ thống ngân hàng Eurozone (29/05/2012)

>   ASEAN ngày càng hấp dẫn với đầu tư nước ngoài (29/05/2012)

>   Nhật-Trung bắt đầu giao dịch tiền tệ trực tiếp từ 1/6 (29/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật