Thứ Ba, 05/06/2012 22:25

Tăng trưởng kinh tế chậm: Tưởng dở hoá hay!

Dù không mong đợi nhưng tăng trưởng kinh tế chậm đã khiến Chính phủ quan tâm nhiều hơn đến những lĩnh vực kinh tế không hiệu quả và áp dụng nhiều biện pháp cải cách. Nếu không có sự suy giảm, các vấn đề này có thể trở nên trầm trọng hơn.

Tăng trưởng chậm lại để bền vững hơn

Tỷ lệ tăng trưởng chỉ 4,1% trong quý 1 năm 2012 có thể gây nhiều thất vọng vì nó thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng của các năm gần đây. Tuy nhiên, theo báo cáo tháng 6 của ngân hàng HSBC, một tỷ lệ tăng trưởng được cân bằng lúc này lại là điều cần thiết để Việt Nam phát triển bền vững hơn trong giai đoạn trung và dài hạn.

Lần đầu tiên trong suốt hai năm qua, lạm phát hiện đã giảm còn một con số. Trong bối cảnh giá cả giảm chủ yếu do tiêu dùng hạn chế,  thì việc bình ổn lại giá cả là rất quan trọng để duy trì sức mua của người tiêu dùng cũng như chi phí hoạt động của các doanh nghiệp.

Mức tăng trưởng tín dụng thấp hiện nay đã buộc người tiêu dùng, các doanh nghiệp và Chính phủ phải đánh giá lại hiệu quả đầu tư của họ. Những năm bùng nổ kinh tế vừa qua đã chứng kiến nhiều công ty và doanh nghiệp quốc doanh tiếp cận hình thức đầu tư cởi mở hơn, dẫn đến việc các doanh nghiệp này xa rời những mục tiêu cốt lõi.

Nhiều doanh nghiệp và cá nhân đang phải thu gọn quy mô và tập trung vào những hoạt động có hiệu quả hơn. Sự điều chỉnh này rất quan trọng để bảo đảm tăng trưởng được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản bền vững.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã tuyên bố bảo đảm đồng Việt Nam sẽ không phải còn gặp phải tình trạng giảm giá mạnh đột ngột nữa và ông cũng đã thành công trong việc duy trì tỷ giá ổn định.

Thâm hụt thương mại giảm, tiền đồng ổn định

Theo HSBC, trong khi lực cầu nội địa gây khó khăn cho nền kinh tế thì mức thâm hụt thương mại của Việt Nam lại được cải thiện đáng kể. Tính từ đầu năm đến nay mức thâm hụt thương mại là 381 triệu đôla Mỹ, một sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ các năm trước.

Nguyên nhân của tình hình này là do hoạt động xuất khẩu tại Việt Nam vẫn còn khá tốt trong khi hoạt động nhập khẩu có sự giảm sút. Trong tháng 5, hoạt động xuất khẩu tăng 24,9% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng dầu thô, máy tính và hàng điện tử.

Từ nay cho đến cuối năm, nhiều khả năng lạm phát sẽ tiếp tục duy trì một con số và chỉ số này khó có thể tăng nhanh trong năm sau do nhu cầu vẫn còn khá thấp. Điều này đã giúp giảm tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu, đồng thời khiến thặng dư thương mại giảm xuống và đồng tiền nội tệ tiếp tục ổn định. Mức dự trữ ngoại tệ của Chính phủ cũng đã tăng 30% kể từ cuối năm 2011, tạo thêm khả năng cho Việt Nam đối phó với những cú sốc bên ngoài.

Cơ hội để cải cách

Là một trong những nước tại châu  Á có tỉ lệ đầu tư cao nhất trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (khoảng 35% GDP), nguồn lợi từ đầu tư của Việt Nam trong thời gian qua không cao, đặc biệt là xét về năng suất thu được do sự phân bổ thiếu hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đầu tư công (chiếm hơn 60% tổng đầu tư) tiếp tục chiếm ưu thế lớn hơn hẳn so với các loại hình đầu tư khác.

Cùng với sự sụt giảm chỉ số tăng trưởng và các ngành công nghiệp hoạt động không tốt, đặc biệt trong khu vực quốc doanh, vấn đề nợ xấu hiện là tâm điểm chú ý khiến Chính phủ phải kiên quyết thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có thể đã tăng từ 2,2% năm 2010 lên 3,6% năm 2011. Nguy cơ ở đây là tỉ lệ này sẽ có xu hướng tăng cao hơn.

Để cải thiện tính minh bạch, Thủ  tướng Nguyễn Tấn Dũng dự kiến khoảng hai tuần nữa sẽ thông qua một điều luật yêu cầu các công ty quốc doanh phải công khai trên mạng các thông tin tài chính bao gồm doanh số, lợi nhuận, thua lỗ, nợ, tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, quản lý tiền tệ và các hạn mức lương. Dự kiến qui định này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào nửa cuối năm 2012.

Thêm vào đó, Chính phủ cũng có quyết tâm cao trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng. Ba ngân hàng đã được sáp nhập và Chính phủ đang trong giai đoạn đầu thực hiện kế hoạch cải cách. Tuy nhiên, liệu những biện pháp này có đạt được tiến độ tốt hay không thì phải cần thêm thời gian quan sát.

Hoàng Yến

VNMEDIA

Các tin tức khác

>   Chưa đầy 1% doanh nghiệp TPHCM hưởng trần lãi vay (05/06/2012)

>   Canh cánh nỗi lo giảm phát (05/06/2012)

>   Sẽ giám sát tiến độ triển khai dự án FDI (05/06/2012)

>   IMF: Việt Nam nên ưu tiên kiềm chế lạm phát, thận trọng với hạ lãi suất (05/06/2012)

>   VN luôn nằm trong những nước dùng ODA hiệu quả (04/06/2012)

>   "Nhà nước không nên đứng sau DNNN để xử lý nợ" (04/06/2012)

>   NHNN sẽ xem xét bỏ quy định trần lãi suất huy động VND (04/06/2012)

>   'Kinh tế Việt Nam vẫn trong giai đoạn dễ tổn thương' (04/06/2012)

>   Các nước bàn chuyện tài trợ cho Việt Nam (04/06/2012)

>   HSBC dự đoán tăng trưởng tín dụng chỉ 13% trong năm nay (04/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật