Thứ Năm, 14/06/2012 14:03

Moody's hạ hai bậc tín nhiệm của Cộng hòa Síp

Căn cứ vào khả năng Hy Lạp có thể ra khỏi khu vực Eurozone, và nguy cơ các ngân hàng của Síp phải nhận thêm cứu trợ từ phía chính phủ, Moody's đã hạ mức tín nhiệm của quốc đảo này từ Ba1 xuống Ba3.

Việc Moody's hạ 2 bậc tín nhiệm đã phản ánh một thực tế rằng tình trạng căng thẳng mà nền tài chính của Síp phải đối mặt có nguy cơ leo thang, trong khi khả năng tiếp cận với thị trường quốc tế vẫn rất hạn chế.

Moody's sẽ đánh giá những tác động tiêu cực đối với khu vực ngân hàng của Síp một khi Hy Lạp ra khỏi khu vực Eurozone để xem xét có hạ bậc tín nhiệm nữa hay không.

Kết quả cuộc bầu cử lại Quốc hội vào ngày Chủ nhật 17/6 này có thể làm gia tăng khả năng Hy Lạp ra khỏi khu vực Eurozone, châm ngòi cho những bất ổn mới về tài chính.

Trong khi đó, tuần báo "Die Zeit" của Đức ngày 13/6 dẫn các nguồn tin chính phủ và tài chính cho biết Hy Lạp có thể cần tới một gói cứu trợ nữa của EU trị giá hàng chục tỷ euro, sau cuộc bầu cử lại.

Ngay cả khi tiếp tục con đường cải cách, Hy Lạp vẫn cần thêm tiền vào mùa Hè này.

Theo báo trên, Quốc hội Đức có thể sẽ phải thảo luận về gói cứu trợ thứ ba cho Hy Lạp. Điều kiện tiên quyết cho gói cứu trợ thứ ba dành cho Aten là kết quả cuộc bầu cử lại với một chính quyền "cam kết cải cách hơn nữa".

Hy Lạp đã phải hai lần đề nghị cộng đồng quốc tế giúp đỡ với tổng giá trị lên tới hơn 200 tỷ euro.

Thông thường, các hãng xếp hạng tín dụng phân loại trái phiếu chính phủ thành 2 nhóm "cấp độ đầu tư" và "cấp độ thanh lý".

Trái phiếu ở "cấp độ đầu tư" có 4 mức hàng đầu là AAA, Aa, A, Baa theo phân loại của Moody's (tương ứng với AAA, AA, A, BBB của hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's).

Còn trái phiếu ở "cấp độ thanh lý" được xếp ở các mức thấp hơn Baa theo phân loại của Moody's và thấp hơn BBB theo phân loại của Standard & Poor's.

Trước đó, Tây Ban Nha và Cộng hòa Síp cũng đã nhiều lần bị các hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's và Fitch hạ bậc tín nhiệm./.

vietnam+

Các tin tức khác

>   Mexico mong G20 duyệt kế hoạch khôi phục kinh tế (14/06/2012)

>   Đức: "G20 không nên chỉ tập trung vào Eurozone" (14/06/2012)

>   4 lý do Eurozone không thể sụp đổ (14/06/2012)

>   Tiền không bao giờ cho không! (14/06/2012)

>   Thế giới cần giảm nhu cầu có thu nhập cao (14/06/2012)

>   Tây Ban Nha càng thêm khốn đốn sau động thái của Moody’s (14/06/2012)

>   Ý: "Nạn nhân kế tiếp của khủng hoảng EU?" (13/06/2012)

>   Châu Âu không còn nhiều thời gian để cứu Eurozone (13/06/2012)

>   Đồng euro trượt giá so với đồng USD tại châu Á (13/06/2012)

>   Kinh tế Đức sẽ "trượt dốc" trong những tháng tới? (13/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật