Thứ Năm, 14/06/2012 17:01

Kinh tế của các thành viên G20 tăng nhẹ trong quý 1

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các nền kinh tế của Nhóm 20 nước phát triển và mới nổi (G20) tăng trưởng 0,8% trong quý 1, so với mức tăng 0,7% trong quý 4/2011.

Nhịp độ tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế trong G20 quý vừa qua đều chậm lại hoặc không tăng, riêng Australia, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mexico vẫn tăng.

Kinh tế Khu vực đồng euro (Eurozone) không tăng trưởng, mặc dù nền kinh tế đầu tàu là Đức phục hồi mạnh và đạt mức tăng 0,5%, sau khi giảm 0,2% trong quý trước. Kinh tế Pháp không tăng trưởng, sau khi giảm 0,1%. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tiếp tục giảm ở Italy trong quý thứ 3 và ở Anh. Tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc cũng giảm quý thứ hai liên tiếp trong lúc hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Ấn Độ đang chững lại..

Trong Báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất công bố tháng trước, OECD nhận định khủng hoảng nợ ở Eurozone là nguy cơ lớn nhất có thể làm kinh tế toàn cầu suy giảm. Sự suy giảm kinh tế ở khu vực này có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế thế giới. OECD dự báo kinh tế Eurozone sẽ giảm 0,1% trong năm nay.

Hội nghị thượng đỉnh G20 trong hai ngày 18-19/6 tới ở Mexico sẽ bàn về tình hình kinh tế toàn cầu và nhiều vấn đề, từ phát triển, thương mại, việc làm tới các cách thức củng cố hệ thống tài chính quốc tế.

Tại hội nghị G20 lần này, Đức kỳ vọng các nhà lãnh đạo sẽ nhất trí về một kế hoạch hành động nhằm củng cố kinh tế toàn cầu trong trung và dài hạn, nhưng trong đó không bao gồm các biện pháp kích thích mới./.

Lê Minh

vietnam+

Các tin tức khác

>   9 sự kiện không thể bỏ qua tại châu Âu trong tháng 6 (14/06/2012)

>   Rửa tiền thời toàn cầu hóa: Cơ cấu rửa tiền (14/06/2012)

>   IMF: Kinh tế Nga thực sự phục hồi sau khủng hoảng (14/06/2012)

>   Moody's hạ hai bậc tín nhiệm của Cộng hòa Síp (14/06/2012)

>   Mexico mong G20 duyệt kế hoạch khôi phục kinh tế (14/06/2012)

>   Đức: "G20 không nên chỉ tập trung vào Eurozone" (14/06/2012)

>   4 lý do Eurozone không thể sụp đổ (14/06/2012)

>   Tiền không bao giờ cho không! (14/06/2012)

>   Thế giới cần giảm nhu cầu có thu nhập cao (14/06/2012)

>   Tây Ban Nha càng thêm khốn đốn sau động thái của Moody’s (14/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật