Thứ Năm, 14/06/2012 15:05

“Dịch vụ” tạo thanh khoản

NĐT cá nhân thường thích đánh theo “sóng”, còn NĐT tổ chức vốn chọn những CP có quy mô lớn để giải ngân, điều này đã tạo ra một nhóm CP “tốt” nhưng lại không được chú ý.

Đó là những CP có vốn hóa vào loại lớn so với túi tiền của đội lái, nhưng lại nhỏ hơn tiêu chuẩn của các quỹ đầu tư và chỉ cần “đảo” một vòng trên 2 bảng điện tử của HOSE và HNX có thể tìm ra không ít CP dạng này.

Đó cũng chính là lý do xuất hiện dịch vụ “tạo thanh khoản”. Khi chào mời doanh nghiệp tham gia, các nhà cung cấp sẽ đưa ra những lý lẽ vô cùng hợp lý, kiểu như “doanh nghiệp anh tốt, nhưng CP không được người khác chú ý, anh nên tạo thanh khoản để sau này thuận tiện cho việc phát hành, hoặc bán cho đối tác chiến lược”…

Không có gì ngạc nhiên nếu “dịch vụ” vừa nêu xuất hiện vào năm 2009-2010 vì khi đó là thời hoàng kim của các đội lái. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, dịch vụ này mặc dù ít đi nhưng vẫn tồn tại.

Thậm chí, có CTCK được đồn đại là có thương hiệu và kinh nghiệm để tạo thanh khoản. Tổng giám đốc một doanh nghiệp niêm yết tại sàn HOSE cho biết không ít lần CTCK đã đề cập trực tiếp với ông về việc tạo thanh khoản cho CP của mình khá lộ liễu.

Một quy trình cơ bản của việc tạo thanh khoản là phía “nhà cung cấp dịch vụ” sẽ nhận một lượng CP nhất định từ doanh nghiệp, từ đó mua tay trái bán tay phải nhằm gia tăng KLGD, GTGD và sẽ có nhiều cách tính phí tùy theo quy mô. Nhưng từ đây, cũng có không ít những điểm băn khoăn.

Việc can thiệp vào thanh khoản của CP có được xem như “lũng đoạn” hay không? Để trả lời cho câu hỏi này không hề đơn giản.

Có ý kiến cho rằng, việc mua qua bán lại ở những tài khoản khác nhau là bình thường, chỉ khi nào tận dụng việc này để đẩy giá CP mới có vấn đề. Nhưng thực tế, thanh khoản của CP chỉ có 1-2, mà can thiệp lên đến 5-6 rõ ràng là bất thường.

Một điều cũng cần nói đến ở đây là mặc dù làm “dịch vụ” tạo thanh khoản là chuyện không lạ nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy cơ quan quản lý lên tiếng về dịch vụ này. Trong thực tế, việc kiểm tra xem thanh khoản của CP có bị can thiệp vào hay không là rất dễ dàng.

Duy Long

sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   14/06: Bản tin 20 giờ qua (14/06/2012)

>   NĐT "bơi không phao" khi rơi vào tranh chấp (13/06/2012)

>   Tập đoàn rút vốn: Thà một lần đau! (13/06/2012)

>   Quỹ đầu tư mê Indo, bỏ Việt Nam (13/06/2012)

>   Bắt đáy thận trọng! (13/06/2012)

>   4 lý do cổ phiếu Ngân hàng sớm trở lại “ngôi vua” (13/06/2012)

>   4 đại gia chứng khoán 'giàu' hơn gói cứu trợ 29.000 tỷ đồng (12/06/2012)

>   13/06: Bản tin 20 giờ qua (13/06/2012)

>   Đánh bạc với cổ phiếu siêu rẻ, sắp phá sản (12/06/2012)

>   12/06: Bản tin 20 giờ qua (12/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật