Cứu DN: Quà tặng dành cho số ít Có thể đằng sau còn có những lý do… mà không phải ai cũng biết được. Chỉ có điều ai cũng biết “số độc đắc” để được giải cứu như Bình An thì rõ là rất hiếm hoi. Sau khi bị phơi về hoạt động kinh doanh thua lỗ; nợ nần nông dân, ngân hàng cả ngàn tỷ đồng đùng một cái công ty thủy sản Bình An, Cần Thơ hoạt động trở lại khi có sự hỗ trợ từ tài chính của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp, Bộ Tài chính. Lúc này, hình ảnh ông giám đốc điều hành tươi cười khi trả tiền mua cá vốn đã nợ kéo dài đã thay cho thảm cảnh điêu đứng, bị tụ tập đòi nợ, kiến cáo ra tòa và nguy cơ bán cả nhà máy trước đó. Việc Bình An hoạt động trở lại mà không cần phải bán nhà máy có trị giá 120 triệu USD là cái may của DN này và cũng là điều đáng vui cho cả ngành thủy sản. Tuy nhiên, một giám đốc doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thủy sản cho rằng, Bình An đúng là hơn cả trúng số "độc đắc" vì doanh nghiệp này không ít thì nhiều đã nhận được sự ưu ái của Bộ Tài chính, ngân hàng và sự quan tâm của địa phương để dễ dàng được thông cảm, được trợ giúp rồi thoát chết. Vị này cũng đặt câu hỏi, nếu trước đó, ngân hàng đồng ý cho Bình An vay 300 tỉ đồng để thanh toán nợ tiền cá thì không biết khi nào doanh nghiệp này được tái sinh trở lại? Chuyện bị ngân hàng từ chối cho vay 300 tỉ đồng đối với Bình An chẳng khác nào như câu chuyện tái ông mất ngựa thời xưa. Tuy nhiên, nhìn rộng ra thì vẫn còn nhiều vẫn còn hàng chục công ty thủy sản cũng bị "phá sản" hay ngừng hoạt động vì vướng vào nợ nần hiện nay nhưng chỉ có Bình An là được nhận gói cứu trợ ưu đãi trực tiếp từ Bộ Tài chính. Trong khi, những doanh nghiệp thủy sản khác dù cũng đang gặp khó khăn hay đang trong giai đoạn chết lâm sàng... nhưng không được ngân hàng, các địa phương và cả Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp của Bộ Tài chính chú ý?. Cũng có thể đằng sau còn có những lý do... mà không phải ai cũng biết được. Chỉ có điều ai cũng biết "số độc đắc" như Bình An thì rõ là rất hiếm hoi. Sau Bình An, tại Tây Nguyên lại rộ lên thông tin công ty Vinacafe Buôn Ma Thuột cũng ngập trong số nợ hơn hơn 1.000 tỷ đồng. Trong nhiều năm qua, Vinacafe Buôn Ma Thuột là một thành viên của Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) luôn đứng đầu về số lượng cà phê xuất khẩu khi chiếm đến 90% cà phê xuất khẩu của công ty mẹ Vinacafe mỗi năm. Khác với Bình An, vốn bỏ ra tiền tỉ để đánh bóng thương hiệu thì Vinacafe Buôn Ma Thuột chỉ có người trong nghề biết đến và công ty chỉ nổi tiếng khi thông tin DN nợ nần bung ra. Không nổi tiếng, cũng không "đại gia" tầm cỡ mà gánh món nợ ngàn tỷ thì chuyện phá sản của Vinacafe Buôm Ma Thuột theo dân trong nghề thì chỉ đến từng ngày. Tuy nhiên, trước cảnh bị mất một doanh nghiệp như Vinacafe Buôn Ma Thuột chiếm tỷ lệ xuất khẩu cà phê chiếm hơn 90% của công ty mẹ là Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) buộc những người đứng đầu... dù có muốn hay không cũng phải ra tay cứu vớt. Cứu vớt Vinacafe Buôn Ma Thuột là cứu vớt chính công ty mẹ, để những công ty con khác yên tâm mà làm ăn vì sẽ có hỗ trợ nếu khó khăn từ "mẹ". Theo đó, Vinacafe sẽ đứng ra làm việc với ngân hàng để khoanh nợ. Nói nôm na cho dễ hiểu là "đóng băng" những khoản nợ của công ty con với ngân hàng. Hiện số nợ mà công ty này gánh trên lưng là đa phần là tiền lãi ngân hàng mà công ty này từng vay trước đó. Nhẩm tính, nếu lãi suất gần 20%/ năm thì số tiền vay ngân hàng này mà không trả đúng hạn... thì chẳng doanh nghiệp nào có thể hoạt động trở lại bình thường. Vì thế, việc khoanh nợ sẽ giúp Vinacafe Buôn Mê Thuột có đủ điều kiên để hoạt động kinh doanh trở lại. Hay nói đúng hơn là số nợ này... sẽ do công ty mẹ trả thay. Đơn giản, nếu công ty này sụp thì chắc gì công ty mẹ lại có thể tồn tại được. Mà nói cho cùng, số tiền nợ hơn 1.500 tỉ dồng, với công mẹ không có gì là quá lớn khi đang nắm trong tay một lượng tài sản gấp hàng chục lần trong tay và đằng sau có "mẹ" nhà nước hỗ trợ. Không chỉ có Vinacafe Buôn Ma Thuộc ngập trong đóng nợ nần mà nhiều đại gia xuất khẩu cà phê tại đây cũng chung một tình cảnh tương tự như Công ty Đầu tư - Xuất nhập khẩu Đăk Lăk (INEXIM Đăk Lăk) đang ốm số nợ hơn 350 tỉ đồng. Để công ty này hoạt động bình thường chỉ còn cách tỉnh Đăk Lăk đứng ra giải quyết như cái cách mà Vinacafe đang xử lý với Vinacafe Buôn Ma Thuột. Khả năng này, rất dễ xảy ra thì đây là một công ty một công nhà nước, thuộc quyền quản lý của tỉnh Đăk Lăk. Vì nếu để INEXIM Đăk Lăk phá sản... thì chẳng khác nào cho thiện hạ biết sự yếu kém của những người quản lý công ty này, sự thất bại của địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua ở Tây Nguyên, DN cà phê phá sản đầu có ít thậm chí có thể nói là phá sản rất nhiều và hầu hết đang ở dạng rất khó khăn. Nhưng để được giải cứu như trên đâu có phải ai cũng được. Và cũng như thủy sản, món quà trợ giúp, giải cứu chỉ dành cho 1 - 2 những thuộc diện được ưu ái thôi. Số liệu của cá cơ quan chức năng thì đã có hàng chục ngàn DN "chết" trong thời gian qua. Trên từng lĩnh vực cụ thể như: thủy sản, cà phê, dệt may, đồ gỗ, sắt thép... cho đến BĐS đều có hàng loạt DN lớn nhỏ lâm nợ nần và phá sản. Tuy nhiên, việc giải cứu như trên chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nó như là một phần thưởng "độc đắc" mang tính biểu tượng cho một vài trường hợp hiếm hoi, có những lý do đặc biệt. Còn lại, tất cả đang phải trông chờ vào gói hỗ trợ DN đang được khởi động, trông chờ vào hạ lãi suất ngân hàng... nhưng xem ra để được hưởng thì không dễ. Vì thế, cả cộng đồng DN cũng chỉ dám nhìn vào những trường hợp trên thèm muốn và tự động viên rằng, để có được quà tặng, trúng thưởng độc đắc phải có những lý do đặc biệt. Tất nhiên, đã là đặc biệt đó khó mà dành cho số nhiều Tuy nhiên, trong giới kinh doanh đều ngầm hiểu, "không có bữa ăn trưa nào là miễn phí". Chỉ có điều hôm nay bạn trả cho mình thì lần khác chúng tôi sẽ mới ăn trưa lại. Nói là miễn phí đó nhưng chẳng miễn phí chút nào. Như vậy có thể hiểu rằng, để chuyển khối nợ khổng lồ cho người khác xử lý như Vinacafe Buôn Ma Thuột hay Bình An dù không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Chuyện đó, hiểu thế thôi, chứ khó nói lắm. Vân Quỳnh DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM
|