Thứ Ba, 12/06/2012 07:03

Bộ Tài chính muốn có chế tài thúc tiến độ cổ phần hóa

Một loạt thay đổi trong cách tiếp cận về cổ phần hóa đã được Bộ Tài chính đề xuất và nếu được chấp thuận, đây sẽ là những thay đổi rất đáng chú ý, có thể tác động trực tiếp lên tiến trình cổ phần hóa vốn đang chậm chạp.

Cụ thể, bộ này đề xuất rằng cần tăng tỷ lệ cổ phần bán ra bên ngoài để tạo tiếng nói cho nhóm cổ đông thiểu số và tạo cơ hội cho các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào doanh nghiệp sau cổ phần hóa, qua đó tăng cường sự giám sát của cổ đông bên ngoài đối với doanh nghiệp.

Đề xuất thứ hai là sẽ thay đổi cách thức tiến hành cổ phần hóa theo hướng hạn chế sử dụng phương pháp đấu giá mà thiên về dựng sổ bảo lãnh phát hành bởi các ngân hành đầu tư, đặc biệt đối với các thương vụ lớn. Trong trường hợp đấu giá, sẽ áp dụng một giá thành công duy nhất cho tất cả các nhà đầu tư tham gia, tương đương mức giá đấu thành công thấp nhất.

Đề xuất thứ ba liên quan đến xác định giá khởi điểm, theo đó cách định giá sẽ được tính toán lại, tránh trường hợp giá quá cao so với giá trị doanh nghiệp đã được xác định.

Đề xuất thứ tư là thay đổi quy định về sử dụng khoản tiền thu về từ cổ phần hóa trong trường hợp phát hành tăng vốn, theo đó phần thặng dư vốn từ việc bán cổ phần ra bên ngoài phải được giữ lại hoàn toàn cho doanh nghiệp, phục vụ quyền lợi tất cả các cổ đông.

Và cuối cùng, Bộ Tài chính đề xuất cần có chế tài đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa. Phương án được đưa ra là phải có chế tài để doanh nghiệp hoàn tất cổ phần hóa trong vòng 3 tháng và phải niêm yết trong vòng 6 tháng kể từ khi có quyết định cổ phần hóa nhằm tăng tính minh bạch và thanh khoản cho cổ phiếu.

Những đề xuất này, về lý thuyết có thể xem là đã "gãi đúng chỗ ngứa" đối với công tác cổ phần hóa hiện nay. Tuy nhiên, để hiện thực hóa các đề xuất này rõ ràng không đơn giản, đặc biệt là đề xuất cuối cùng.

Tuy nhiên, nguồn tin từ Bộ Tài chính cho hay, các đề xuất này đã được Bộ đưa vào đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, một văn bản "thành phần" trong kế hoạch tổng thể về tái cơ cấu nền kinh tế và hiện vẫn đang được "lưu hành nội bộ".

Khó khăn từ thị trường khiến cổ phần hóa trở nên ì ạch trong thời gian gầy đây. Một thống kê của Bộ Tài chính cho hay trong năm 2011 và quý 1/2012, cả nước chỉ cổ phần hóa được 6 doanh nghiệp.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức cuối tháng 5 vừa qua, nhóm công tác thị trường vốn cho rằng đây là thời điểm cần “đẩy nhanh tiến độ” cổ phần hóa và Việt Nam cần có “một lộ trình với tiêu chí rõ ràng và thời gian biểu chi tiết” cho công việc này.

Báo cáo của nhóm này nói chìa khóa để cổ phần hóa thành công là định giá phù hợp và cách duy nhất để làm được điều này là thuê tư vấn độc lập có khả năng đứng ra định giá và chào bán cổ phần theo các tiêu chuẩn quốc tế.

“Cổ phần hóa phải là nhân tố cốt yếu trong chính sách của Chính phủ, trong đó xác định 2-3 ứng cử viên để cổ phần hóa  trong vòng 9-12 tháng tới. Quá trình này không thể  tiếp tục chỉ  là “dậm chân tại chỗ” ở mức thảo luận mà phải biến thành hành động cụ thể”, ông Terence Mahony, đại diện cho nhóm này, nhấn mạnh.

Hoài Ngân

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Vinatex lỡ hẹn IPO vào cuối năm nay (06/06/2012)

>   Cổ phần hóa đang diễn ra một cách “nửa vời” (04/06/2012)

>   Vietnam Airlines, Vinatex sẽ IPO cuối năm 2012 (04/06/2012)

>   Đấu giá MayDongA: Chỉ có 2 nhà đầu tư đăng ký mua  (01/06/2012)

>   BIDV được bổ sung vào danh sách công ty đại chúng  (22/05/2012)

>   AAA: Thoái toàn bộ vốn tại CTCP Mỹ San – Tây Bắc (21/05/2012)

>   Làm nóng cổ phần hóa, quyết tâm không thể nguội (16/05/2012)

>   Cổ phần hóa xong gần 4.000 doanh nghiệp nhà nước (07/05/2012)

>   Vietnam Airlines chuẩn bị IPO: Kỳ vọng và thực tế (22/04/2012)

>   VNPT đề nghị không cổ phần hóa MobiFone (19/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật