Thứ Ba, 22/05/2012 23:03

Tôm xuất khẩu vào Nhật lại rắc rối với chất cấm

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), trong thời gian tới nếu phía Nhật Bản tiếp tục phát hiện thêm 4 lô hàng tôm bị nhiễm chất ethoxyquin nữa thì nước này sẽ nâng mức kiểm tra từ 30% lên 100% lô hàng tôm từ Việt Nam.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep cho biết, hiện Nhật Bản đã cho kiểm tra chất ethoxyquin với 30% lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam, nếu chỉ cần 1-2 lô hàng tiếp tục bị phát hiện chất này thì sẽ nâng mức kiểm tra lên 50% và sau đó thêm 1-2 lô hàng bị phát hiện ethoxyquin nữa thì sẽ bị kiểm tra 100% lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

"Lúc này, tôm Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xâm nhập thị trường Nhật vốn đang có xu hướng tăng tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ tôm của Viêt Nam trong thời gian qua", ông Hòe nói.

Theo ông Hòe, chất ethoxyquin là chất được các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi dùng để chống oxy hóa chất đạm, chất béo… trong thành phần các sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, thời gian tới Tổng cục Thủy sản sẽ làm việc với Vasep và các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi để tìm hiểu vì sao lại sử dụng chất ethoxyquin.

Ông Tuấn cho biết, nếu chất ethoxyquin làm ảnh hưởng đến thị trường Nhật Bản thì Tổng cục Thủy sản sẽ có lệnh cấm sử dụng chất này trong sản xuất thức ăn thủy sản. Tuy nhiên, phía Tổng cục Thủy sản chưa cho biết thời gian sẽ ra lệnh cấm là khi nào.

Trước đó, vào tháng 10-2010, mặt hàng tôm xuất khẩu vào Nhật Bản bị nước này nâng mức kiểm tra trifluralin đối với tôm nhập khẩu của Việt Nam từ 30% lên 100%. Đến tháng 11-2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có lệnh cấm sử dụng trifluralin trong nuôi trồng thủy sản.

Theo Tổng cục Hải quan, từ 1-1 đến ngày 15-4, xuất khẩu tôm của Việt Nam là 510 triệu đô la Mỹ qua 69 thị trường khác nhau, trong đó, Nhật Bản là thị trường lớn nhất khi giá trị xuất khẩu đạt 136 triệu đô la Mỹ.

Ngọc Hùng

tbktsg

Các tin tức khác

>   Giao dịch nông sản: Thể chế chưa khuyến khích hợp đồng (22/05/2012)

>   "Muốn khắc phục Vinashin, Vinalines phải nhìn thẳng vào sự thật" (22/05/2012)

>   Rà soát, sửa đổi quy định về mua bán hàng hóa quốc tế (22/05/2012)

>   Sắp ban hành Nghị định quản lý tài chính doanh nghiệp vốn Nhà nước (22/05/2012)

>   Bộ Tài chính bác đơn xin miễn phạt của Vinashin (22/05/2012)

>   Nhiều doanh nghiệp tố Viettel lên Thủ tướng (22/05/2012)

>   Argentina tăng xuất khẩu nông sản sang Việt Nam (22/05/2012)

>   'Không nên vì Vinashin, Vinalines mà hắt hủi kinh tế biển' (22/05/2012)

>   Báo động sản xuất suy giảm (22/05/2012)

>   Cá da trơn đắt hàng (22/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật