Nhà đầu tư thoái lui: BRIC hết hấp dẫn?
BRIC từng là một là một khái niệm đầy ý nghĩa đối với nền kinh tế thế giới bởi sức hút cũng như triển vọng lớn. Thế nhưng trong con mắt nhà đầu tư thì giờ đây, BRIC có còn sức hấp dẫn nữa hay không?
Đã từng có thời gian, BRIC trở thành một sân chơi hấp dẫn và đầy hứa hẹn đối với các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Khi đưa ra khái niệm BRIC, Jim O'Neill tại Goldman Sachs đã nhóm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc lại và nhận định các quốc gia này chính là những thị trường lớn nhất, đông dân nhất và dễ tiếp cận nhất trong thế giới đang phát triển. Ông khuyên các nhà đầu tư nên cân nhắc việc đưa các thị trường này vào danh mục đầu tư.
Cái tên BRIC đã thực sự tạo nên trào lưu lớn khi một loạt quỹ ủy thác, quỹ giao dịch ngoại hối ra đời và hoạt động hết sức sôi nổi. Hàng tỷ USD được đầu tư vào các tổ chức này. Không những thế, hình ảnh biểu tượng cho BRIC xuất hiện liên tục trên các ấn phẩm tài chính.
Thế nhưng, giờ đây, ánh hào quang của BRIC có vẻ không còn lung linh như trước nữa khi mà dòng tiền đầu tư tại các quỹ ủy thác đang có xu hướng chảy ra ngoài khỏi 4 quốc gia này thời gian gần đây. Theo tài liệu thu được từ EPFR Global, trong 6 tháng qua, các nhà đầu tư đã rút 581,4 triệu USD khỏi quỹ đầu tư ủy thác BRIC, trong khi dòng vốn chảy vào thị trường mới nổi là 12,5 tỷ USD.
Hoạt động của thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây chính là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Chỉ số tại mỗi quốc gia thuộc nhóm đều giảm từ 17 đến 23% trong năm 2011.
Ông Nick Smith, giám đốc quản lý tại Allianz Global Investors cho rằng, dòng chảy ra vào của vốn đầu tư tại các thị trường mới nổi thường rất nhạy cảm với những biến động của thị trường chứng khoán.
Dòng vốn ra đặc biệt lớn tại vùng châu Á Thái Bình Dương. Tại đây, đến tháng Giêng vừa qua, chỉ trong 7 tháng các quỹ đầu tư Bric đã bị tuột mất 4,1 tỷ USD tiền đầu tư của các nhà đầu tư, theo nghiên cứu của Cerulli Associates.
Nguyên nhân chủ yếu là các nhà đầu tư châu Á đi theo xu thế của các nhà đầu tư tại các khu vực khác. Theo đó, năm 2011 là năm chứng kiến nhiều nhà đầu tư châu Âu và Mỹ rút tiền khỏi quỹ đầu tư Bric.
Kể từ năm 2008, chúng tôi thấy dòng vốn đâu tư di chuyển vào, ra, phục hồi và sau thì chảy ra một cách ồ ạt.
Xu hướng rút khỏi thị trường BRIC được thấy rõ trong nhóm các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ hay tổ chức có những cách khác nhau khi tiếp cận thị trường mới nổi. Và dòng chảy tiền đầu tư phản ánh sự đa dạng này trong việc đầu tư, bà Melissa McDonald, nhà điều hành quỹ đầu tư thuộc HSBC cho biết.
Những gì mà chúng ta đang thấy chính là tình trạng dòng vốn chảy ra khỏi BRIC và thị trường mới nổi toàn cầu từ các nhà đầu tư cá nhân và dòng vốn chảy vào thị trường mới nổi từ nhà đầu tư tổ chức.
Dự báo sẽ không có sự phục hồi mạnh mẽ về nguồn tài sản tại các quỹ đầu tư BRIC. Tuy nhiên, nếu các thị trường có dấu hiện phục hồi và các nhà đầu tư nhỏ lẻ dũng cảm quay trở lại đầu tư, họ có thể tìm ra cách để chuyển hướng đến các thị trường mới nổi. Khi những cá nhân quay trở lại thị trường, và tôi cũng hi vọng điều đó, có lẽ họ sẽ tìm đến các thị trường mới nổi trên toàn cầu, bà McDonald cho biết.
Còn đối với thị trường quỹ giao dịch ngoại hối Mỹ, năm 2011 chứng kiến 1 tỷ USD dòng vốn chảy khỏi quỹ BRIC trong khi đó, 2 tỷ USD chảy vào thị trường mới nổi.
Một điều nữa, kể từ nay, các nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn khi tham gia các quỹ đầu tư tại thị trường mới nổi. Hiện đã có sự bùng nổ các phương tiện đầu tư các quốc gia đơn lẻ khi tìm kiếm chỉ số thị trường mới nổi. Chỉ riêng iShares đã cung cấp hơn 20 sản phẩm như vậy cho thị trường.
Các quỹ BRIC có thể đã tạo những đột phá lớn nhưng giờ đây, các nhà đầu tư quỹ thị trường mới nổi lại đang có vẻ tạo tiếng vang hơn. Và rằng, các gói đầu tư tại BRIC không còn là sự lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ để khi tiếp cận thị trường mới nổi.
BRIC vẫn còn là một khái niện hấp dẫn như nó vốn có khi mà Nga và Brazil đều sở hữu những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng và phụ thuộc vào nhu cầu của Trung Quốc, hay tầng lớp trung lưu đang gia tăng với mức thu nhập hấp dẫn...Nhưng điều đó không đủ để kéo nhà đầu tư trở lại. Mặc dù có những điểm chung nhất định nhưng những nhân tố thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia này lại khác nhau.
BRIC đã bị chia làm hai câu chuyện. Một bên là Ấn Độ và Trung Quốc- đứng trước nguy cơ khủng hoảng với áp lực về lạm phát trong khi các nhà đầu tư đang dần dần có những bước lui khỏi thị trường này.
Các nhà đầu tư có vẻ nhu tập trung nhiều hơn tới Brazil và Nga mặc dù không hẳn họ là một bộ đôi trọn vẹn. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích thì điều quan trọng là nên đánh giá các thị trường này một cách riêng lẻ.
BRIC có lẽ bây giờ không còn nhiều triển vọng như trước kia. Ngay cả Goldman Sachs, nơi khởi nguồn khái niệm nhóm BRIC cũng cho biết hiện họ không đủ tự tin để đưa ra các ý tưởng đầu tư định hướng khách hàng
Trong một báo cáo hồi tháng 12 vừa qua, Goldman Sachs có viết nói về vai trò của BRIC trong định hướng phát triển toàn cầu. Theo đó, sự thay đổi đáng kinh ngạc nhất của họ đã lùi xa.
Báo cáo cũng chỉ ra nhiều viễn cảnh trong tương lai ở đó các thị trường mới nổi khác sẽ có những đóng góp quan trọng và nổi bật hơn.
HUNG NINH (THEO WSJ)
DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM
|