Thứ Tư, 09/05/2012 16:34

Hy Lạp rời Eurozone - Phúc hay họa?

Kết quả cuộc bầu cử mới nhất tại Hy Lạp gia tăng khả năng nước này sẽ phải rời Eurozone. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì sự ra đi này nằm trong tầm kiểm soát của Eurozone chứ không phải làm thảm họa và được xem là an toàn hơn so với kịch bản vỡ nợ.

* Hy Lạp sẽ bỏ các biện pháp “thắt lưng buộc bụng“?

Cuối tuần qua, Hy Lạp đã không thể thành lập Chính phủ khi cử tri bày tỏ sự bất bình đối với các biện pháp cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt mà họ đang gánh chịu. Và điều này gia tăng khả năng Hy Lạp sẽ rút khỏi Eurozone. Theo các nhà phân tích Citigroup, xác suất cho sự rút lui của Hy Lạp hiện đã lên đến 75%.

Các nhà phân tích Citigroup cho rằng kết quả cuộc bầu cử cho thấy mức độ ủng hộ của công chúng đối với các đảng chính thống đã sụt giảm mạnh nhất trong nhiều thập kỷ và chứng tỏ sự phản đối ngày càng cao của công chúng đối với các biện pháp “thắt lưng  buộc bụng”.

Đồng thời, điều này cũng làm dấy lên nghi ngờ về gói giải cứu tiếp theo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Liên minh châu Âu (EU). Dự kiến hơn 31 tỷ EUR sẽ được giải ngân trong quý 2 này nhưng theo các nhà phân tích nếu Hy Lạp không đạt được tiến triển thì IMF, ECB và EU có thể giữ lại số tiền trên và Hy Lạp sẽ cạn kiệt vốn. Đây là có thể là điều kiện để Hy Lạp rút khỏi khu vực đồng tiền chung Eurozone.

Nếu kịch bản này xảy ra, đồng đracma của Hy Lạp sẽ được sử dụng trở lại và đây có thể là một lợi thế đối với Athens. Lĩnh vực du lịch sẽ tăng trưởng mạnh trở lại, đặc biệt là nếu tỷ giá hợp lý và lương có thể gia tăng, qua đó thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng.

Chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini cho rằng Bồ Đào Nha và Ireland cũng có thể tái cấu trúc nợ và tiếp bước Hy Lạp rời khỏi Eurozone nhưng cả hai trường hợp này cũng sẽ không gây cú sốc nào đối với các thị trường thế giới.

Theo nhận định của Roubini, nếu một quốc gia nhỏ như Hy Lạp và Bồ Đào Nha rút lui thì đây là một ‘cuộc chia ly êm đềm’ nhưng nếu Ý hoặc Tây Ban Nha tái cấu trúc nợ hay rút lui khỏi Eurozone thì chắc chắn Eurozone sẽ tan rã. Tuy nhiên, kịch bản này không thể xảy ra.

Theo đó, mọi việc xảy ra như thế nào sẽ phụ thuộc vào các nhà làm chính sách, những người luôn muốn tiến hành các động thái mang tính xây dựng. Nhà kinh tế trưởng người Mỹ Jason Cummins của Brevan Howard cho rằng: “Từ khi Lehman Brothers sụp đổ đến nay, việc đi ngược với quan điểm của các nhà làm chính sách là một điều sai lầm. Chúng ta phải tin tưởng rằng các nhà làm chính sách luôn hành động vì những mục đích tốt nhất”.

Ông cũng lưu ý rằng các nhà làm chính sách đóng vai trò quan trọng trong gói giải cứu ngân hàng của Mỹ, qua đó giúp các điều kiện cải thiện và thúc đẩy nền kinh tế phục hồi. Tại châu Âu, hoạt động tái cấp vốn dài hạn của ECB (hay còn gọi là LTRO) đã giúp các ngân hàng nước này đứng vững.

Theo ông Cummins, trong các năm tới, chúng ta nên chuẩn bị tâm lý rằng các nhà làm chính sách sẽ áp dụng các biện pháp đúng đắn dù việc thực thi không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Và đối với một số người, vỡ nợ không phải là một kịch bản quá khủng khiếp. Hy Lạp sẽ vỡ nợ và chúng ta vẫn bình thường vì đó không phải là tác nhân khiến sự sống trên trái đất này chấm dứt.

Đa số các chuyên gia đều đồng ý rằng tình hình Eurozone sẽ chuyển biến trong một năm nữa. Giám đốc điều hành UBS, Josef Stadler, dự báo Eurozone sẽ không tan rã. Theo ông, 2 hoặc 3 quốc gia có thể rời Eurozone chứ không phải toàn bộ 17 quốc gia của khu vực này. Thậm chí ông Stadler còn cho rằng Đức và Pháp có thể khởi xướng lại ý tưởng phát hành trái phiếu chung (eurobond).

Đức đã phản đối ý tưởng này vì dù việc phát hành eurobond có thể hạ thấp lãi suất tại các quốc gia khó khăn nhưng sẽ khiến lãi suất của Đức tăng vọt. Tuy nhiên, ông Stadler vẫn xem đây là giải pháp cuối cùng để đưa lãi suất về mức có thể kiểm soát, đặc biệt là khi chi phí vay mượn của một số quốc gia vẫn còn rất cao.

Ngoài Hy Lạp, các thị trường còn lo lắng về Ý và Tây Ban Nha. Được biết, các vần đề về nền kinh tế Ý là mối lo ngại lớn nhất trong nửa cuối năm 2011. Trong khi đó dù Tây Ban Nha có tỷ lệ nợ công/GDP thấp hơn so với các quốc gia khó khăn khác của châu Âu nhưng nước này phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao và các vấn đề của thị trường nhà ở cũng như niềm tin thị trường ngày càng suy yếu.

Mohamed El-Erian, Giám đốc điều hành quỹ trái phiếu lớn nhất thế giới, cho rằng Eurozone sẽ đoàn kết nhưng có thể với quy mô nhỏ hơn. Tại một hội nghị trong tuần trước, ông El-Erian cho rằng Eurozone sẽ mạnh mẽ hơn trong vòng 3-5 năm tới. Theo ông, vẫn còn rất nhiều vấn đề liên quan đến Tây Ban Nha cần giải quyết nhưng điều đáng mừng là Tây Ban Nha không phải Hy Lạp.

Phước Phạm (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   Hy Lạp sẽ bỏ các biện pháp "thắt lưng buộc bụng"? (09/05/2012)

>   Australia sẽ cắt giảm 17 tỷ USD chi tiêu chính phủ (09/05/2012)

>   Kinh tế châu Á trên đà tăng trưởng (09/05/2012)

>   Các nước phát triển: Giành lại lợi thế cạnh tranh? (09/05/2012)

>   Australia: Thâm hụt thương mại tăng lên mức kỷ lục (08/05/2012)

>   American Air:Tăng lợi nhuận mỗi năm thêm 1 tỷ USD (08/05/2012)

>   Các ngân hàng lớn của Nhật Bản đạt lợi nhuận cao (08/05/2012)

>   IFC cam kết đầu tư 220 triệu USD vào Indonesia (08/05/2012)

>   Facebook mua lại Glancee (08/05/2012)

>   IMF thúc đẩy cải tổ mạng an toàn tài chính quốc tế (08/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật