Thứ Ba, 10/04/2012 16:34

Tôm Việt Nam lấy lại hình ảnh đẹp ở thị trường Nhật

Theo tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), 1 tháng sau khi quy định cấm sử dụng kháng sinh Enrofloxacin trong sản xuất, kinh doanh thủy sản có hiệu lực, tình trạng sử dụng hóa chất này trong nuôi tôm đã được cải thiện đáng kể. Nhờ đó, thông tin cảnh báo mới đây nhất của Nhật Bản cho thấy trong tháng Ba chỉ duy nhất có 1 lô tôm của Việt Nam bị phát hiện nhiễm Enrofloxacin.

Đây là một tín hiệu đáng mừng cho việc xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản.

Theo Vasep, không phải chờ đến khi quy định cấm sử dụng Enrofloxacin có hiệu lực từ ngày 1/3/2012 mà ngay từ giữa tháng 1/2012 - thời điểm ban hành Thông tư số 03/2012/TT-BNNPTNT về việc bổ sung các chất Cypermethrin, Deltamethrin và Enrofloxacin vào Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản, nhiều người nuôi đã không sử dụng chất này do có sự khuyến cáo từ chính các doanh nghiệp thu mua tôm trong nước.

Hiện nay, cơ quan chức năng của Nhật Bản kiểm tra rất chặt chẽ tôm nhập khẩu từ Việt Nam, sau khi kiểm tra mẫu thử tại các phòng thí nghiệm nếu phát hiện dư lượng Enrofloxacin, ngay lập tức hàng sẽ bị trả về cho dù có chứng thư của cơ quan thẩm quyền Việt Nam.

Ngoài thiệt hại về kinh tế do hàng bị trả về, doanh nghiệp xuất khẩu tôm sẽ bị mất uy tín khi bị nêu tên trong hệ thống cảnh báo của Nhật Bản. Vasep khuyến cáo các doanh nghiệp hết sức thận trọng khi xuất hàng sang Nhật Bản.

Nhật Bản hiện là thị trường lớn nhất nhập khẩu tôm của Việt Nam. Trong năm 2011 và tháng đầu năm 2012, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã cảnh báo hàng chục lượt tôm nhập khẩu Việt Nam có dư lượng kháng sinh Enrofloxacin quá mức cho phép và hàng bị buộc tái nhập về Việt Nam, khiến hình ảnh con tôm Việt Nam bị ảnh hưởng xấu trên thị trường thế giới. Nhiều thị trường (trong đó có Nhật Bản) có thể ngừng nhập khẩu tôm từ Việt Nam nếu tình trạng này không được cải thiện.

Vì vậy, với sự chuyển biến mạnh mẽ ở cả người nuôi tôm và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thời gian gần đây, Vasep nhận định hình ảnh sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đang được khôi phục./.

Liên Phương

vietnam+

Các tin tức khác

>   Việt Nam: Cân bằng cán cân thương mại vào 2020 (10/04/2012)

>   Thách thức xuất khẩu gạo năm 2012 (10/04/2012)

>   Thoát bẫy “công ty ma” tại châu Phi (10/04/2012)

>   Hàng tồn chất cao như núi! (10/04/2012)

>   Rau quả trước ngưỡng “cấm cửa” sang EU (10/04/2012)

>   Thị trường ô tô: Gài số “de” đáng ngại (10/04/2012)

>   Tránh bão khủng hoảng: Chọn phân khúc cao cấp (10/04/2012)

>   Lạ kỳ DNNN không thể phá sản (10/04/2012)

>   Cứu doanh nghiệp: Đề xuất nhiều nhưng cần làm sớm (10/04/2012)

>   PVN vòng vo trách nhiệm (10/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật