Thứ Năm, 19/04/2012 09:30

Nhịp đập thị trường 19/04:

Phiên chiều: Lo ngại gia tăng, nhà đầu tư đua nhau bán sàn

Tiếp tục chịu áp lực giảm từ buổi sáng, thị trường chìm ngập trong sắc đỏ. Các chỉ số đều rơi mạnh khỏi các ngưỡng kháng cự. Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức cao so với phiên trước cho thấy bên bán chốt lời và bên mua bắt đáy cũng khá mạnh.

Tổng cộng hai sàn có hơn 390 mã giảm giá, trong đó khoảng 116 mã giảm kịch sàn. Tuy vậy, vẫn có những cổ phiếu có dư mua giá trần rất lớn, bất chấp áp lực bán mạnh trên thị trường như VIP, VID, KMR, NVN, TNT, ACL, ATA, BMC, HVG, KSG.

Đáng chú ý là việc KSS từ trần chuyển xuống sàn, cuối cùng chốt phiên tại mức giá trần, với hơn 6.3 triệu cổ phiếu chuyển nhượng, cao nhất trong vòng nhiều phiên trở lại đây. Mã MCG, HLA cũng tương tự KSS khi có 4.35 triệu đơn vị và 4.33 triệu đơn vị đồng thời giá vẫn tăng mạnh.

SAM, SSI dù giảm sàn nhưng giao dịch vẫn đạt hơn 4.6 triệu đơn vị và 3.65 triệu đơn vị. Một loạt cổ phiếu khác giảm sàn nhưng khối lượng đạt cao như HQC, NVT, HSG, SBS, ITA, LCG, IJC, REE, BGM, HAG, NTL, CSM. Đây là phiên giảm sàn đầu tiên của CSM sau chuỗi tăng trần liên tiếp.

Các mã bluechips tại HOSE nhìn chung đều giảm ngoại trừ HVG tăng trần, cùng MSN, BVH, STB tăng nhẹ nhưng mức hỗ trợ cũng không đáng kể.

Thay vào đó, một loạt mã giảm sàn như SJS, CII, HAG, GMD, DIG, SBT, PVF, REE… làm cho VN30 mất 7.92 điểm, tức giảm 1.46% xuống 533.68 điểm, có lúc chỉ số này còn giảm mạnh hơn nhiều.

Chỉ số VN-Index cũng thu hẹp mức giảm đôi chút nhờ lực cầu bắt đáy. Đóng cửa phiên, chỉ mất mất 5.08 điểm, tức 1.08% xuống 467.08 điểm.

Thanh khoản tăng so với phiên trước, đạt 144.5 triệu đơn vị, tương đương 2,350 tỷ đồng. Trong đó, STB tiếp tục có khoảng 20 triệu cổ phiếu giao dịch thỏa thuận.

Tại sàn Hà Nội, dù có hơn 200 mã giảm giá nhưng chỉ có 30 mã giảm sàn, cho thấy áp lực bán bằng mọi giá là không có. Hầu hết cổ phiếu vốn hóa lớn đều giảm, chỉ có VCG , SCR, SHS giảm sàn, nhưng giao dịch mỗi mã đến hàng triệu đơn vị.

Một số mã khác tăng kịch trần và có giao dịch lớn như APS, PV2, KSD, BKC, TIG…

Tổng cộng toàn phiên có hơn 100.4 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương đương 1,020 tỷ đồng. Trong đó, HBB chiếm nhiều nhất, với 9.7 triệu đơn vị, PVX gần 6.55 triệu đơn vị. KLS, VND chia đều 5 triệu đơn vị mỗi mã.

Kết phiên, chỉ số HNX-Index giảm mạnh 1.83 điểm, tương ứng 2.31% xuống 77.5 điểm. Như vậy, chỉ số đã bỏ xa ngưỡng kháng cự 80 điểm.

Khối ngoại tận dụng thời cơ để mua hơn 7 triệu đơn vị, trong đó HSG được mua hơn 1 triệu đơn vị, tiếp theo là MBB với 717 ngàn, VCB hơn 700 ngàn,. Còn lại có các mã HPG, PPC, KBC, STB, CTG.

Ở HNX, khối ngoại giao dịch không đáng kể.  

Buổi sáng: Sợ xăng tăng giá, thị trường đồng loạt sụt giảm

Nỗi lo về việc có thể tăng giá xăng dầu đã khiến thị trường giảm điểm đáng kể trong nửa cuối của phiên giao dịch buổi sáng. Cả hai chỉ số đều tạm đóng cửa với mức điểm thấp nhất. Thanh khoản ở HOSE dù có giảm nhưng vẫn đạt gần 100 triệu đơn vị.

Đà giảm của thị trường rơi vào nhóm cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ, với mức giảm 1.69% và 0.82%. Các nhóm Large Cap và Micro Cap là lần lượt giảm 0.54% và 0.34%.

Có tổng cộng 153 mã giảm tại HOSE, với 31 mã giảm sàn và 180 mã giảm tại HNX, cũng có khoảng 30 mã giảm sàn.

Số mã tăng giá trên cả hai sàn chỉ còn khoảng 145 mã, trong đó 55 mã tăng hết biên độ với các mã tiêu biểu như HBC, DMC, HVG, PHR, VNS, NHS, PAC, ACL. Riêng các mã VIP, KSS, HSG, PTC, TTF vẫn còn dư mua rất lớn. HNX chỉ có 16 mã tăng trần như CSC, VIX, MAX, SDS, VBC, KSD…

VN-Index tạm dừng phiên buổi sáng ở 468.13 điểm, tức mất 4.03 điểm (-0.85%) so với tham chiếu. Giao dịch đạt 98.15 triệu đơn vị, tương đương 1,629 tỷ đồng, trong đó STB tiếp tục có giao dịch thỏa thuận gần 20 triệu đơn vị.

Ở sàn Hà Nội, chỉ số rớt mất 1.11 điểm tức 1.4% so với tham chiếu, tạm dừng ở 78.22 điểm. Giao dịch đạt 56.54 triệu đơn vị, tương đương 581 tỷ đồng, giảm đáng kể so với phiên trước.

Sau 10h00: Lực bán mạnh, VN-Index mất ngưỡng 470 điểm

Thị trường lại tiếp tục xấu đi sau 10h00 khi số lượng cổ phiếu giảm nhiều hơn các mã tăng.

Khoảng 10h10, VN-Index đánh mất ngưỡng 470 điểm và lùi về 469.76 điểm khi đánh mất 2.4 điểm (-0.51%) so với tham chiếu.

Thị trường giảm bất chấp sự khởi sắc của BVH, MSN, STB và một loạt cổ phiếu tăng trần khác. Toàn sàn có hơn 120 mã giảm, có khoảng 90 mã tăng giá. MCG, SAM, HLA, HQC, HSG là những mã có giao dịch mạnh nhất, tuy nhiên, SAMHQC đảo chiều giảm sau giai đoạn tăng trần liên tục. 

Thanh khoản lúc này đạt 41 triệu đơn vị, trị giá 613.59 tỷ đồng, nhưng hầu hết bên mua chỉ đặt lệnh với giá thấp, ngoại trừ lệnh đua trần ở các mã cổ phiếu nóng.

Trên sàn Hà Nội, áp lực giảm cũng mạnh dần lên, khi lần lượt giảm 0.72 điểm lúc 10h10 và 1.12 điểm lúc 10h20.

Thanh khoản vẫn chưa đạt đến 40 triệu đơn vị mà chỉ mới dừng ở khoảng 39 triệu đơn vị, tương đương 390 tỷ đồng.

9h45: Lực cầu cải thiện, VN-Index tăng trên 472 điểm

Thị trường có sự khởi sắc hơn sau 45 phút mở cửa, VN-Index bật xanh trở lại nhờ sự khởi sắc của BVH và một vài mã bluechips khác. HNX-Index cũng thu hẹp mức giảm. Giao dịch tăng trưởng khá chậm so với các phiên trước.

Tại HOSE, sự khởi sắc của BVH, MSN, VCB, CTG, STB, FPT và các mã khác cũng thu hẹp mức giảm giúp VN-Index lẫn VN30 đều lấy lại sắc xanh. Lúc 9h46, VN-Index tăng nhẹ 0.56 điểm, tương ứng 0.12% đạt 472.72 điểm.

Giao dịch đạt gần 24 triệu đơn vị, tương đương 328.33 tỷ đồng. Toàn sàn có khoảng 103 mã tăng giá, trong đó hơn ½ số mã tăng trần, và vẫn tập trung vào các mã tăng mạnh các phiên gần đây.

Cổ phiếu chứng khoán dường như đã mất đà tăng khi AGR giảm sàn, BSI đứng giá, còn SSI và HCM đều giảm nhẹ.

Tại sàn Hà Nội, thị trường vẫn giảm, với số mã đỏ chiếm tỷ trọng lớn hơn các mã tăng 92/67 mã. Giao dịch mới đạt 17.33 triệu đơn vị, trị giá gần 170 mã tỷ đồng. HBB vẫn giữ mức tham chiếu, giao dịch lớn nhất, với gần 1.45 triệu đơn vị.

Mở cửa: VCG không bị bán tháo sau sự cố giảm lợi nhuận

Hơn một nửa số ngành trên thị trường giảm chỉ sau 15 phút mở cửa. Xu hướng điều chỉnh ở cuối phiên trước tiếp tục lan đến đầu phiên giao dịch sáng nay (19/04). Tuy nhiên, một loạt cổ phiếu vẫn tăng kịch trần với lực cầu áp đảo.

Có thể kể đến VIP, KSS, TTF, KMR, KTB, KSH, NVN, HBC, HSG… những cổ phiếu đi ngược xu hướng thị trường và đã liên tục tăng trần nhiều phiên trở lại đây. Đặc biệt, VIP, KSS có dư mua trần trên dưới 2 triệu đơn vị mỗi mã.

Trong khi đó, các mã vốn hóa lớn hầu hết giảm nhẹ, hoặc đứng ở mức tham chiếu. Do vậy, thị trường thiếu lực đỡ, VN-Index mất 1.35 điểm trong đợt khớp lệnh thứ nhất, tức 0.29% xuống 470.81 điểm và xu hướng vẫn còn tiếp tục. Nhưng nhìn chung, áp lực bán cũng không quá mạnh.

Giao dịch đạt khoảng 6.5 triệu đơn vị, trị giá 80 tỷ đồng. Toàn sàn có 73 mã giảm giá, 67 mã tăng và số còn lại đứng giá hoặc chưa có giao dịch.

Sàn Hà Nội mức giảm mạnh hơn, do số lượng cổ phiếu tăng giá khá khiêm tốn, chỉ khoảng 40 mã, và số tăng trần cũng không nhiều. Một loạt cổ phiếu lớn đều giảm hoặc đứng giá như ACB, PVS, VND, KLS, PVX… Riêng VCG giảm về sát giá sàn khi mất 700 đồng/cp sau cú sốc mất hơn 407 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán, tuy nhiên áp lực bán tháo vẫn không diễn ra ở cổ phiếu này.

Trong khi đó, cổ phiếu SHN lại bị bán sàn không thương tiếc với khối lượng hơn 2 triệu cổ phiếu mà không có người mua.

Sau 15 phút mở cửa, HNX-Index giảm 0.52 điểm, tức 0.66% xuống 78.81 điểm. Giao dịch đạt khoảng 5.65 triệu đơn vị, tương ứng 51.72 tỷ đồng. APS, PV2, KSD, VCG, KHB là những mã có giao dịch nhiều nhất.

Viết Vinh (Vietstock)

finfonet

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 19/04 (18/04/2012)

>   Tiếp tục chốt lời mạnh, thị trường ngừng tăng (18/04/2012)

>   Vietstock Daily 18/04: Khối lượng đang xác nhận tính bền vững của xu hướng (17/04/2012)

>   Chốt lời mạnh, HNX-index mất ngưỡng 80 điểm (17/04/2012)

>   Vietstock Daily 17/04: Khẳng định xu hướng tăng điểm? (16/04/2012)

>   Nhà đầu tư săn đuổi cổ phiếu chứng khoán, BĐS (16/04/2012)

>   Vietstock Weekly 16 – 20/04: Giảm là cơ hội để tích lũy cổ phiếu? (15/04/2012)

>   Chứng khoán Tuần 09 - 13/04: Xúc tác chính sách vĩ mô, thị trường bứt phá (13/04/2012)

>   Cổ phiếu Ngân hàng bị bán mạnh, thị trường quay đầu giảm điểm (13/04/2012)

>   Vietstock Daily 13/04: Sẽ vượt đỉnh cũ? (12/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật