Thứ Sáu, 27/04/2012 17:17

Nóng đề xuất “kích” giá cổ phiếu

Dù từ đầu năm đến nay, đa số cổ phiếu tăng giá, nhưng tại ĐHCĐ năm nay, không ít cổ đông vẫn yêu cầu ban lãnh đạo DN “kích giá” cổ phiếu.

Bởi lẽ, giá cổ phiếu vẫn thấp hơn giá mua từ trước đó như GTT, PJICO, KSD…, hay so với lúc mua qua đấu giá như PVI và cũng bởi cổ phiếu vẫn đang giao dịch dưới giá trị sổ sách.

Cổ đông kiến nghị “PR”

Tại ĐHCĐ CTCP Lilama 18 (LM8) ngày 21/4, cổ đông Trần Thị Sánh kiến nghị, Công ty nên có chính sách marketing để cổ phiếu LM8 tăng giá trên sàn. “PR” để đẩy giá cổ phiếu cũng là đề xuất của cổ đông Phí Long tại ĐHCĐ CTCP PVI (PVI) mới đây.

Trước đó, tại ĐHCĐ Sông Đà 10 (SDT) hay Licogi 16.6 (LCS), dù khá hài lòng với việc DN trả cổ tức cao bằng tiền năm 2011 (SDT là 18%, LCS là 20%), nhưng cổ đông vẫn không quên kiến nghị Ban lãnh đạo DN nên có biện pháp để cổ phiếu không giảm giá.

Thậm chí, tại DN có giá cổ phiếu không đến nỗi nào như CTCP Traphaco (TRA), cổ đông cũng kiến nghị: “Giá cổ phiếu TRA vẫn chưa tương xứng tiềm năng, nên Ban điều hành cần có chính sách trợ giá, đơn cử như PR chẳng hạn”. Cổ đông của PJICO thì có ý kiến: “HĐQT nên tiếp tục lựa chọn công ty kiểm toán độc lập uy tín như Deloitte để tạo tin tưởng cho cổ đông nắm giữ cổ phiếu lâu dài và tránh giảm giá”.

Tại PVI, không giống như cổ đông cá nhân, cổ đông tổ chức là Red River Holding (cùng với Temasia Capital nắm gần 5% vốn) đề xuất, PVI không nên tăng vốn quá nhiều, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

“Việc giá cổ phiếu PVI luôn quanh quẩn ở mức 20.000 đồng/CP một phần là do mấy năm gần đây, Công ty đã tăng vốn quá nhiều. Năm ngoái đã tăng vốn mạnh, kế hoạch năm nay lại tăng hơn gấp 2, lên 4.600 tỷ đồng”, đại diện Red River Holding nói.

Giống như phần trả lời tại các bản giải trình với Sở GDCK về diễn biến tăng/giảm giá cổ phiếu, hầu hết DN đều cho rằng, việc tăng giảm giá cổ phiếu nằm ngoài tầm kiểm soát của DN, do cung cầu của thị trường…

“Cổ đông nhỏ đau 1 thì DN đau 10”

Giãi bày với ĐTCK, lãnh đạo một DN nói: “Cổ đông sốt ruột vì giá cổ phiếu giảm là điều dễ hiểu. Nhưng cổ đông nhỏ đau 1 thì Ban lãnh đạo DN, cũng là cổ đông lớn đau 10”?

“Ngoài nỗ lực sản xuất - kinh doanh, Ban lãnh đạo vẫn kè kè bảng điện tử hay yêu cầu cấp dưới báo cáo diễn biến giá cổ phiếu của mình, ngay cả khi thị trường ảm đạm”, CEO một DN bảo hiểm lớn chỉ vào chiếc tivi màn hình rộng đặt tại phòng làm việc.

Tuy nhiên, một số CEO cho rằng, PR nhằm mục tiêu quảng bá thương hiệu, hình ảnh để phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh như bán chạy hàng hơn, ký được nhiều hợp đồng hơn... vẫn luôn được DN quan tâm, còn PR để “kích giá” cổ phiếu thì DN không nghĩ đến.

“Điều mà chúng tôi quan tâm là có những hành động thiết thực phục vụ cho việc tạo ra lợi nhuận cho cổ đông như mua cổ phiếu quỹ mỗi khi TTCK đi xuống, tập trung sản xuất - kinh doanh, thu hồi công nợ”, CEO một DN dược nói.

“GTT mới niêm yết được 2 năm nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong lựa chọn tổ chức tư vấn, quản trị thông tin và cung cấp thông tin trung thực cho NĐT. Việc thông tin chưa được rõ ràng và kịp thời đã làm cho cổ đông bối rối, thậm chí hoang mang, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu GTT thời gian qua. Vì vậy, một trong những mục tiêu chính của chúng tôi trong năm 2012 là quan tâm hơn nữa đến giá cổ phiếu, có các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo được giá trị cổ phiếu của Công ty. Đồng thời, thường xuyên cung cấp thông tin rõ ràng, kịp thời, minh bạch để NĐT theo dõi sát sao tình hình sản xuất - kinh doanh của DN”, ông Võ Thanh Hoàng Chương, Tổng giám đốc CTCP Thuận Thảo (GTT) chia sẻ.

Bên cạnh đề xuất PR để “kích” giá cổ phiếu thì cũng có không ít NĐT nhìn nhận, PR cũng chỉ là sự truyền tải thông tin DN tới NĐT, kết quả kinh doanh mới là điều cốt lõi.

“Thay vì những lời hứa suông về cam kết hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà cổ đông giao phó, tôi nghĩ việc tạo ra lợi nhuận và chia cổ tức ở mức nào mới là điều mà cổ đông thực sự quan tâm. Năm ngoái, ĐHCĐ GTT đã thông qua kế hoạch lãi 112 tỷ đồng, cổ tức 14 - 18%, nhưng rốt cuộc lại là không chia cổ tức và Công ty chỉ lãi trên 1 tỷ đồng. Năm 2012, HĐQT trình kế hoạch 87,8 tỷ đồng lợi nhuận, cổ tức 12 - 14%. Nếu kết quả kinh doanh năm 2012 lặp lại tình trạng như năm 2011, thì cam kết của Ban lãnh đạo Công ty chỉ là cam kết trên giấy và kết quả này sẽ được phản ánh vào giá cổ phiếu”, một cổ đông của GTT nói.     

Diệu Minh

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   VNA: Bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 03/05 (27/04/2012)

>   Có thể rung lắc mạnh trong phiên nhưng đà tăng sẽ giữ vững (28/04/2012)

>   Siết dòng tiền, CTCK kêu quá chặt (27/04/2012)

>   Tìm kênh đổ vốn (27/04/2012)

>   Cổ phiếu dưới mệnh giá vào tầm ngắm (27/04/2012)

>   27/04: Bản tin 20 giờ qua (27/04/2012)

>   Thông tư 226: Vòng kim cô hay sợi dây thun? (26/04/2012)

>   HNX thông báo nghỉ giao dịch nhân dịp 30/4 và 1/5 (26/04/2012)

>   Xu hướng mới trong đầu tư tài chính (26/04/2012)

>   26/04: Bản tin 20 giờ qua (26/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật