Chủ Nhật, 08/04/2012 10:19

Đừng để quá chậm

Doanh nghiệp (DN) phá sản càng nhiều, ngân hàng (NH) lãi càng lớn; lãi suất (LS) vừa hạ, số lượng DN ngưng hoạt động tăng lên; lạm phát giảm, nỗi lo tăng... Những nghịch lý cho thấy, các giải pháp đã không phát huy hiệu quả trên thực tế.

DN không tiếp cận được vốn NH; hơn 50.000 DN phá sản; hàng loạt DN không dám vay vì LS quá cao.... nhưng trong năm 2011, hầu hết các NH đều có lợi nhuận cực lớn. Vậy lợi nhuận NH đến từ đâu?

Chỉ có 2 khả năng liên quan đến DN, hoặc là không được vay, hoặc là vay được với LS cực cao. Cả 2 khả năng này đều dẫn đến một kết cục, đẩy DN đến bờ vực phá sản. Đó là lý do, dù lãi suất huy động đã giảm 1% vào giữa tháng 3 vừa qua và theo tuyên bố của NH Nhà nước, sẽ tiếp tục giảm mỗi quý 1% từ nay đến cuối năm nhưng cả sức khỏe và niềm tin của DN vẫn không được vực dậy dù giảm LS là mong đợi lớn nhất của họ trong mấy năm nay.

Điều này cũng hợp lý vì LS cao do nhiều yếu tố, cạnh tranh giữa các NH; do vị thế độc quyền cho vay trên thị trường tiền tệ, do điều hành thiếu linh hoạt; do lạm phát cao... Nếu chưa giải quyết các yếu tố căn cơ này, sẽ khó thuyết phục nếu nói giảm LS. Thực tế đã chứng minh, ngay khi NH Nhà nước giảm LS huy động từ 14% xuống 13%, nhiều NH đã triển khai các chương trình khuyến mãi, trúng thưởng để lách trần huy động. Ngay cả các gói cho vay với giá ưu đãi thì ai vay được, vẫn luôn là điều bí ẩn.

Nhưng điều đáng lo ngại hơn là chúng ta dường như vẫn chưa dám nhìn thẳng vào thực tế. Vẫn tiếp tục "ru ngủ" nhau bằng những giải pháp hành chính. Nếu thực sự LS giảm, chúng ta lý giải thế nào về việc tình trạng DN phá sản tiếp tục tăng? Nếu việc DN phá sản hiện nay vẫn "bình thường" như lý giải của nhiều vị lãnh đạo, chúng ta trả lời thế nào về tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 1 năm nay đã thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm 2011? Trong khi một logic rất rõ ràng và biện chứng, LS cao, DN phá sản nhiều, tăng trưởng kinh tế giảm.

Sau 5 năm lạm phát cao, LS trên trời, sức khỏe DN đã quá yếu nhưng các giải pháp thì vẫn rất đủng đỉnh. Việc tái cấu trúc thị trường chứng khoán để khơi vốn cho DN; xếp hạng tín nhiệm để thúc đẩy phát hành trái phiếu; sắp xếp lại các tập đoàn, DN nhà nước; sáp nhập để tăng sức khỏe cho NH... vẫn cứ dừng ở việc bàn, xây dựng đề án, xin ý kiến... Trong khi các nhà làm chính sách đều hiểu, ngay cả khi giải pháp được ban hành thì với độ trễ, cũng phải vài tháng sau DN, thị trường, nền kinh tế mới có thể hấp thụ được. Nước xa chữa lửa gần, các DN có đủ sức khỏe để cầm cự đến ngày các giải pháp có được thực thi hay không, câu trả lời đã có.

Làm đủ mọi cách để giảm lạm phát nhưng lạm phát giảm, nỗi lo vẫn còn nguyên. Bởi trong cơ cấu giảm, "phần" đến từ người dân "thắt lưng buộc bụng" là nhiều chứ không phải từ những giải pháp để tái cơ cấu nền kinh tế. Và nếu không nhìn thẳng vào sự thật, không quyết liệt, chúng ta sẽ phải đối mặt với việc đình đốn sản xuất. Thực tế đã chứng minh, giải quyết thiểu phát còn khó khăn hơn khi đối phó với lạm phát. Vì vậy, hãy đừng để quá chậm.

Nguyên Hằng

thanh niên

Các tin tức khác

>   Việt Nam đang mất dần sức cạnh tranh  (08/04/2012)

>   Bến Tre: Thu hút thêm 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư (08/04/2012)

>   'Tín dụng mắc kẹt, tăng trưởng khó đạt 6%' (07/04/2012)

>   Ông Lê Đăng Doanh: Bối cảnh mới, đòi hỏi mới (07/04/2012)

>   'Trảm' nhiều dự án FDI tỷ đô (06/04/2012)

>   Bộ trưởng Tài chính: Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó (06/04/2012)

>   “Mừng và lo” với tăng trưởng GDP của Việt Nam (05/04/2012)

>   Lạm phát 2012 một con số là “có tính khả thi”, nếu … (05/04/2012)

>   Sẽ có “làn sóng” đầu tư Thái Lan vào Việt Nam (05/04/2012)

>   TPHCM bắt đầu lập đề án tái cấu trúc nền kinh tế (04/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật