Thứ Tư, 25/04/2012 12:01

Chưa vội mừng với CPI thấp

Với diễn biến giá cả 4 tháng đầu năm, khả năng kiềm chế lạm phát ở mức 1 con số trong năm 2012 gần như trong tầm tay, nhưng kèm với đó là những thách thức mới nảy sinh đối với nền kinh tế.

Trước hết, không thể phủ nhận rằng, việc tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2012 ở mức 0,05% so với tháng trước và lạm phát cộng dồn sau 4 tháng đầu năm dừng ở con số 2,6% là một kết quả tích cực trong “cuộc chiến” kiềm chế lạm phát. Chỉ có điều, việc thực hiện các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, trong đó có chính sách thắt chặt tín dụng đã để lại những tác dụng phụ không mong muốn.

Có thể nhìn thấy rất rõ tác dụng phụ ấy ở sự suy giảm sản xuất, suy giảm tiêu dùng, suy giảm tổng cầu. Suy giảm đến mức, bất chấp giá xăng tăng đột biến vào đầu tháng 3, CPI của tháng 3 chỉ tăng 0,16%. Khi ấy, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, do độ trễ của chính sách, mức tăng giá xăng sẽ phản ánh vào tháng 4, nhưng thực tế đã không diễn ra như dự đoán.

Giá xăng dầu tăng, nhưng ngoại trừ việc kéo nhóm hàng giao thông tăng khá cao trong tháng 4 (2,67%), đã không nảy sinh tình trạng “té nước theo… xăng” như mọi năm. Đó là do tổng cầu sụt giảm, hàng tồn kho lớn, nhiều doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm giá để tiêu thụ sản phẩm.

Bởi thế, nỗi lo hiện tại chính là nếu tổng cầu tiếp tục suy giảm, kéo theo đình trệ sản xuất, thì nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng đình lạm.

Trong khi không có chuyện “té nước theo xăng”, thì lại xuất hiện nghịch lý “té nước theo… lạm phát”. Chuyện xăng lại tăng giá là ví dụ điển hình. Thậm chí, không ít ý kiến cho là, không chỉ xăng, mà có thể còn một số mặt hàng thiếu yếu khác cũng sẽ tranh thủ lúc lạm phát ở mức thấp để tăng giá.

Một khi, nếu giá các mặt hàng thiết yếu đầu vào này tăng cao, sẽ đẩy doanh nghiệp vốn đang rất khó khăn lâm vào tình trạng bế tắc hơn.

Ở một khía cạnh khác, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, giá cả leo thang, người tiêu dùng sẽ tiếp tục thắt chặt hầu bao. Lúc ấy, dù muốn kích cầu tiêu dùng để cứu doanh nghiệp, cứu nền kinh tế, thì cũng khó có thể thực hiện được.

Và tất cả vòng xoáy này sẽ dẫn tới một kết quả chung là kinh tế đình đốn, thất nghiệm gia tăng kéo theo hàng loạt hệ lụy xã hội khác. Chính vì thế, lúc này đây, chưa thể vội mừng với CPI thấp, mà phải kịp thời điều chỉnh chính sách để đảm bảo cân đối cả hai mục tiêu kiềm chế lạm phát - tăng trưởng hợp lý, trong đó ưu tiên các giải pháp cứu doanh nghiệp, chống suy giảm kinh tế.

Hà Nguyễn

Đầu tư

Các tin tức khác

>   Tái cơ cấu: Lựa chọn ngành có ưu thế và dư địa phát triển lớn (25/04/2012)

>   Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: CPI phản ánh đúng diễn biến giá cả (25/04/2012)

>   IMF dự báo GDP của Việt Nam năm 2012 sẽ dưới 6% (25/04/2012)

>   Hàng nghìn dự án vốn Nhà nước chậm tiến độ (25/04/2012)

>   Singapore đầu tư hơn 2 tỉ USD tại Quảng Ngãi (24/04/2012)

>   CPI tăng thấp vì hàng hóa ứ thừa (23/04/2012)

>   Chờ “lời giải khéo” cho bài toán khó của kinh tế 2012 (23/04/2012)

>   CPI tháng 4 nói lên điều gì? (23/04/2012)

>   CPI cả nước tháng 4 tăng 0.05% (23/04/2012)

>   Tin tưởng vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam (23/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật