Thứ Hai, 23/04/2012 09:57

Tin tưởng vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam

Hôm nay (23/4), tân Tổng thống Singapore, ngài Tony Tan sẽ tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam.

Nhân dịp này, Đại sứ Singapore tại Việt Nam Simon Wong trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về mục đích chuyến thăm và triển vọng hợp tác giữa hai nước.

Thưa ngài, mục đích chuyến thăm của Tổng thống Singapore tới Việt Nam trong thời gian từ 23 đến 27/4 là gì?

Việt Nam là điểm đầu tiên mà Tổng thống Tony Tan có chuyến thăm cấp nhà nước kể từ khi ông được bầu là Tổng thống vào năm ngoái. Chuyến thăm này nhằm đáp lại việc Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang chọn Singapore là điểm đầu tiên cho chuyến thăm cấp nhà nước của mình vào tháng 9/2011. Động thái trên thể hiện quan hệ song phương gần gũi và bền chặt giữa hai nước.

Chuyến thăm của Tổng thống Tony Tan diễn ra trong bối cảnh quan hệ nhiều mặt giữa hai nước đang được đẩy mạnh, trong các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, an ninh quốc phòng và giáo dục. Tổng thống Tony Tan sẽ có cơ hội xây dựng quan hệ với các nhà lãnh đạo Việt Nam, tập trung hỗ trợ Việt Nam đạt thêm nhiều thành tựu.

Chúng tôi rất tin tưởng vào triển vọng dài hạn và mong muốn tiếp tục đóng vai trò xây dựng vào sự phát triển của Việt Nam. Hiện vẫn còn rất nhiều lĩnh vực và tiềm năng trong quan hệ của chúng ta, vì lợi ích hai nước và hai dân tộc. Việt Nam không chỉ là đối tác tin cậy trong hợp tác song phương, mà còn là đối tác khu vực của Singapore.

Chúng tôi hy vọng sẽ được tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và khu vực nhằm phát triển hơn nữa cộng đồng ASEAN.

Ngài đánh giá như thế nào về triển vọng hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước?

Hợp tác thương mại và đầu tư song phương giữa hai nước kỳ vọng sẽ tiếp tục được củng cố cùng với quan hệ kinh tế song phương đang ngày càng lớn mạnh.

Thương mại song phương Việt Nam - Singapore đã phát triển vững chắc trong 10 năm qua. Năm ngoái, thương mại song phương đã tăng 22%, chạm mức 15 tỷ USD và Singapore là đối tác thương mại lớn thứ tám của Việt Nam. Năm 2011, Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký luỹ kế 24 tỷ USD vào xấp xỉ 1.000 dự án. Điều này chứng tỏ, các nhà đầu tư Singapore rất tin tưởng vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Ngài có cho rằng, Hiệp định khung về kết nối Việt Nam - Singapore có thể đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế giữa hai nước?

Hiệp định khung về kết nối Việt Nam - Singapore là công cụ tổng thể rất hữu ích nhằm đẩy mạnh kết nối kinh tế song phương và tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân của hai bên. Kể từ khi được ký kết (năm 2006), hiệp định này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho nhiều dự án đầu tư tư nhân tại Việt Nam, góp phần thu hút gần 14 tỷ USD đầu tư của Singapore vào Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 đến nay.

Một số ví dụ điển hình là việc phát triển các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) I - IV, Dự án Liên doanh giữa Cảng Singapore với Cảng Sài Gòn trong xây dựng và vận hành cảng nước sâu container tại Bà Rịa - Vũng Tàu, việc thành lập các chi nhánh của các ngân hàng Singapore như DBS, UOB và OCBC) tại Việt Nam. Gần đây, Tập đoàn VSIP và UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký bản ghi nhớ thành lập VSIP thứ V tại Quảng Ngãi.

Ngoài hợp tác kinh tế, hiệp định trên cũng đã góp phần nâng cao năng lực quản lý. Các cơ quan chính phủ của Singapore đã rất tích cực hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực quản lý trong các lĩnh vực như tài chính, giáo dục, y tế và giao thông.

Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách kinh tế để cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Vậy đâu là thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt và Singapore có kinh nghiệm nào để chia sẻ với Việt Nam nhằm vượt qua thách thức này?

Thách thức lớn nhất mà Chính phủ Việt Nam đang gặp chính là phải ổn định kinh tế vĩ mô, bởi yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của các nhà đầu tư.

Kinh nghiệm của Singapore cho thấy, để ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế bền vững, Singapore đã áp dụng một bộ quy tắc và chiến lược kinh tế, gồm: Thứ nhất là quản trị tốt. Thứ hai là giám sát điều hành thận trọng. Thứ ba là đa dạng hóa cấu trúc kinh tế và các thị trường xuất khẩu. Thứ tư là các chính sách tài khóa hợp lý.

Singapore rất thận trọng trong vấn đề tài khóa, thông qua một chính sách “liệu cơm gắp mắm” và duy trì các nguồn thu ổn định và đa đạng nhằm giảm thiểu các rủi ro tài chính. Trong bối cảnh diễn ra nhiều cú sốc từ bên ngoài, như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thì điều này cho phép chúng tôi triển khai các nguồn tài chính để hạn chế các tác động của các cú sốc đó. Ví dụ, chúng tôi thực hiện gói cứu trợ trị giá 20,5 tỷ USD năm 2009 (tương đương chiếm 7% GDP) nhằm giúp các công ty và công nhân của mình vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Thanh Tùng

đầu tư

Các tin tức khác

>   Gợi mở hướng đi cho DN trong thời điểm khó khăn (22/04/2012)

>   Tăng giá xăng khiến chỉ số giá tăng 0,3% (22/04/2012)

>   Nợ một lời giải thích (22/04/2012)

>   Đất phía đông Hà Nội: Liệu có “sốt” ảo? (21/04/2012)

>   CPI tại TPHCM tăng 0,08%, thấp nhất 20 tháng (21/04/2012)

>   Cái gốc của nợ công (21/04/2012)

>   'Quý một có biểu hiện suy giảm kinh tế' (20/04/2012)

>   CPI tháng 4 cả nước tăng “khoảng 0,06%” (20/04/2012)

>   Thụy Điển sắp ngừng tài trợ ODA cho Việt Nam (20/04/2012)

>   Hà Nội: Mức tăng CPI tháng 4 thấp nhất trong 10 năm (20/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật