Thứ Hai, 12/03/2012 18:47

Pakistan là nước nhập khẩu chè lớn nhất của VN

Chiều 12/3, Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Pakistan và Hiệp hội chè Việt Nam, Hiệp hội chè Pakistan tổ chức buổi “Giao thương trực tuyến thương mại chè Việt Nam-Pakistan.”

Đây là hoạt động nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam và Pakistan khắc phục sự thiếu thông tin, có điều kiện tiếp xúc ban đầu hữu hiệu, khắc phục rủi ro về khách hàng chưa quen biết do được cơ quan hữu quan, hiệp hội ngành hàng hai bên giới thiệu các doanh nghiệp có uy tín...

Tại buổi giao thương, các doanh nghiệp chè của Việt Nam và Pakistan đã cùng trao đổi tình hình hợp tác mua bán chè giữa hai nước thời gian qua, cũng như xu hướng thị trường trong năm 2012 như giá cả, chất lượng hàng hóa, thanh toán, thực hiện hợp đồng…

Đại diện doanh nghiệp chè hai nước cũng đưa ra những thuận lợi, khó khăn trong xuất nhập khẩu chè và đưa ra các giải pháp thiết thực góp phần củng cố và thúc đẩy hợp tác thương mại chè hai nước.

Theo ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, năm 2011, Pakistan nhập khẩu 17.582 tấn chè từ Việt Nam, chủ yếu là chè xanh và chè làm từ thảo mộc với giá trị đạt 32 triệu USD. Đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường này 3.100 tấn, chiếm 15,8% thị phần, đạt kim ngạch 4,9 triệu USD, tập trung vào các loại chè xanh, chè SP 2 (chè đã qua chế biến, sấy khô, đóng thùng carton 439 thùng, 20 kg/thùng).

Ông Hùng cho biết thêm, một tín hiệu đáng mừng khác chính là trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn tới thị trường những khu vực trên, thể hiện qua số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực này không ngừng gia tăng, góp phần thúc đẩy hơn nữa hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Vì vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này, Bộ Công Thương đã đưa ra nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển thị trường; chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hoá hoạt động dịch vụ logistics; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; kiểm soát nhập khẩu; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngành hàng.

Chiến lược này cùng với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mà Bộ Công Thương đã đề xuất và đang triển khai như Đề án “Phát huy khả năng của các doanh nghiệp xuất khẩu tổng hợp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi,” “Chương trình hành động đẩy mạnh quan hệ với Trung Đông đến năm 2015” chắc chắn sẽ tạo ra một bước đột phá mới cho xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á, trong đó có Pakistan.

Trao đổi thương mại Việt Nam-Pakistan năm 2011 với tổng thương mại 2 chiều tăng 33,9% so với năm 2010, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 168 triệu USD, nhập khẩu từ Pakistan đạt 156 triệu USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường này bao gồm vải, sợi, hạt tiêu, chè, thủy sản, cao su, sắt thép, sản phẩm hóa chất... Đây là những tiền đề quan trọng để hàng hóa xuất khẩu của nước ta tăng trưởng ổn định trong năm 2012 và các năm tiếp theo. /.

Uyên Hương

Vietnam +

Các tin tức khác

>   3 đô la và một ký cà phê “đắng” (12/03/2012)

>   Ế gạo là do yếu kém dự báo thị trường (12/03/2012)

>   Sóc Trăng: Đặc sản hành tím bị rớt giá (11/03/2012)

>   Sản lượng cà phê của Indonesia có thể lên 600.000 tấn năm 2012 (11/03/2012)

>   Mua tạm trữ tối đa 1 triệu tấn quy gạo vụ Đông Xuân (09/03/2012)

>   Giá lương thực thế giới tăng tháng thứ hai liên tiếp (09/03/2012)

>   Nghịch lý ngành mía đường (09/03/2012)

>   Cà phê arabica giảm xuống mức thấp nhất 16 tháng (09/03/2012)

>   Đối tác Hồng Kông “kết” gạo Việt Nam (08/03/2012)

>   Vì sao doanh nghiệp cà phê lép vế ngay sân nhà? (08/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật