Thứ Năm, 01/03/2012 08:58

Nhịp đập Thị trường 01/03: Sóng ngân hàng, tâm điểm thị trường đầu tháng 3

Cổ phiếu ngân hàng được xem là tâm điểm của phiên giao dịch đầu tháng 3, khi hầu hết các mã của hai sàn đều tăng giá mạnh, đồng thời giao dịch sôi động với khối lượng hàng chục triệu đơn vị.

Cuối phiên, chỉ số của sàn TPHCM được đẩy lên hơn 1% và tiến sát ngưỡng 428 điểm. MBB làm cuộc “cách mạng” khi vượt qua HBB dẫn đầu về thanh khoản với gần 12 triệu đơn vị khớp lệnh.

MBB tăng trần trong phần lớn thời gian nửa cuối phiên, nhưng do áp lực bán mạnh ở những phút cuối làm cho giá cổ phiếu thu hẹp còn 14,900 đồng/cp nhưng lại đạt khối lượng “khủng” với 11.64 triệu đơn vị.

Trong rổ VN30 tăng giá, với một loạt cổ phiếu tăng trần như BVH, MSN, EIB, OGCVSH giúp VN30-Index tăng đến  5.83 điểm, tương ứng 1.2% lên 491.01 điểm.

VN-Index lại chịu tác động từ việc VIC giảm sàn và VNM, STB giảm lần lượt 0.55% và 2.22% nên chỉ tăng 4.31 điểm, tức khoảng 1.02% lên 427.95 điểm, dù hai mã cổ phiếu ngân hàng khác là MBB và CTG cũng tiến sát mức giá trần khi tăng 4.2% và 4.55% lên 14,900 đồng và 25,300 đồng/cp.

Thị trường dù có 131 mã tăng giá, với khoảng 60 mã tăng trần. Tuy nhiên, với 95 mã giảm cho thấy một sự phân hóa khá rõ nét giữa bên mua và bên bán. Xu hướng chốt lời vẫn còn khá lớn.

Với HNX, sau giai đoạn lình xình, giao dịch tại sàn này bứt phá vào cuối phiên và HNX-Index bật tăng mạnh 0.9 điểm, tức tăng 1.31% lên 69.58 điểm.

Cũng như tại sàn TPHCM, các cổ phiếu ngân hàng tại HNX cũng làm cuộc “cách mạnh” khi ACB, HBB, SHB, NVB  đồng loạt tăng trần, với lượng khớp lệnh hàng triệu đơn. HBB dẫn đầu với 10.44 triệu đơn vị, và dư mua trần hơn 4.4 triệu đơn vị. Tuy nhiên, ACB gây bất ngờ nhất, bởi đây là phiên tăng trần hiếm hoi và giao dịch “khủng” của mã này. Chính mức tăng của ACB đã đóng góp cho HNX-Index đến 1.07 điểm. Tiếp theo là các mã SHB, NVB, HBB, KLS, NTP…

Tâm điểm cổ phiếu ngân hàng

Thanh khoản của HOSE tiếp tục duy trì ở mức cao nhờ vào giao dịch thỏa thuận với tổng cộng gần 90 triệu đơn vị chuyển nhượng, trị giá hơn 1,531 tỷ đồng. Trong đó, 30.55 triệu đơn vị thỏa thuận, tương đương 629 tỷ đồng.

Ngoài việc STB có gần 22 triệu cổ phiếu thỏa thuận, thì EIB tiếp tục có thêm 3 triệu cổ phiếu được trao tay với cùng phương thức.

Trên sàn khớp lệnh, cổ phiếu ngân hàng cũng dẫn đầu với các mã MBB, EIB và STB tổng cộng gần 38 triệu đơn vị.

Các mã cổ phiếu thị giá nhỏ tiếp tục thu hút dòng tiền của các nhà đầu cơ, đặc biệt là cổ phiếu ngành khoáng sản như KSA, LCM, TNT, KSH… .

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua vào hơn 8.6 triệu đơn vị. Trong đó, MBB và STB tiếp tục được họ gom vào với khối lượng 1.82 triệu và 1.22 triệu đơn vị. Tiếp theo đó là VSH, VCB, HPG, HAG, OGC, DPM, CTG…

Trên sàn HNX, giao dịch giảm đáng kể so với phiên trước với 64.35 triệu đơn vị, trị giá 587.38 tỷ đồng, mặc dù HBB tiếp tục có 10.44 triệu đơn vị khớp lệnh. Ngoài ra, SHB cũng có gần 6 triệu đơn vị chuyển nhượng.

Phiên này, 54 triệu cổ phiếu LAS của CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chào sàn HNX với giá tham chiếu 17,000 đồng, nhưng đã tăng hết biên độ 30% lên 22,100 đồng/cp.

10h00: Bất ngờ với 22 triệu cp STB thỏa thuận

Chỉ trong vòng 30 phút, thanh khoản tại HOSE đã tăng vọt gần 30 triệu đơn vị, và vượt qua mức 1,000 tỷ đồng khi STB bất ngờ có gần 22 triệu cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận. Các chỉ số của hai sàn vẫn giữ mức tăng nhẹ.

Tại HOSE, dù toàn sàn có hơn 110 mã cổ phiếu tăng giá, trong đó gần 40 mã tăng kịch trần, nhưng VN-Index chỉ đạt mức tăng 3.76 điểm, tức khoảng 0.89% lên 427.4 điểm mà không thể bứt phá mạnh hơn trong suốt 30 phút giao dịch từ 9h30 đến 10h00.

Điều này chủ yếu do VIC giảm kịch sàn, cùng các mã vốn hóa lớn khác tiếp tục giảm như VNM (-0.55%), STB (-0.89%), VCF (-3.5%)…

Các cổ phiếu ngân hàng còn lại tiếp tục bứt phá mạnh, đặc biệt MBB và EIB tiếp tục tăng trần dù lượng bán ra là không nhỏ. Riêng hai mã này đã có hơn 10 triệu đơn vị chuyển nhượng.

Ngoài ra, OGC, STB, BGM cũng có tổng cộng trên 5 triệu đơn vị khớp lệnh.

Giao dịch toàn sàn đạt trên 62.37 triệu đơn vị, trị giá 1,104 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm đến 24 triệu đơn vị, tương đương 534 tỷ đồng, chủ yếu là giao dịch của gần 22 triệu cổ phiếu STB giá 23,000 đồng. Đây không loại trừ là hoạt động thu gom cổ phiếu để giành quyền kiểm soát Sacombank của các nhóm cổ đông.

Ở HNX, HBB vẫn tăng kịch trần với 10 triệu cổ phiếu khớp lệnh và dư mua hơn 3 triệu đơn vị, cũng ở giá trần.

Các mã vốn hóa lớn khác vẫn tăng nhưng thiếu lực để bứt phá mạnh. Trong khi đó, lệnh đua trần thì vẫn dồn dập đổ vào các mã APS, KSD, WSS, ORS, PCT, VCR, API, SHS, HPC… không có dấu hiệu mệt mỏi.

PVS được khối ngoại bán nhiều hơn mua làm mã này giảm 600 đồng xuống 16,000 đồng/cp, lượng khớp lệnh đạt trên 1.35 triệu đơn vị.

HNX-Index đạt mốc 69 điểm khi tăng 0.58% so với tham chiếu. Giao dịch đạt gần 43 triệu đơn vị, tương đương 372 tỷ đồng.

9h30: Ngân hàng bứt phá, thị trường lấy lại "khí thế"

Thị trường bất ngờ lấy lại “khí thế” từ thời điểm 9h30, nhờ sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu ngân hàng và lan tỏa đến các nhóm cổ phiếu khác. Thanh khoản tiếp tục tăng mạnh trở lại.

Thống kê đến 9h30, VN-Index bật tăng 1.18 điểm, tương ứng 424.82 điểm. Một phút sau đó, chỉ số nới rộng biên độ lên 425.08 điểm.

Đà tăng này chủ yếu nhờ việc MBB và EIB bất ngờ tăng kịch trần. Bên cạnh đó, VCBCTG cũng đạt mức tăng 1.1% và 3.3%. BVH cũng lấy lại đà tăng trước đỏ, sau vài phút lình xình ở mốc tham chiếu.

Số lượng mã tăng được cải thiện lên 78 mã, còn số cổ phiếu giảm thu hẹp còn 114 mã. VIC vẫn giảm kịch sàn.

Giao dịch toàn sàn nâng lên khoảng 23 triệu đơn vị, trị giá 330 tỷ đồng. MBB và EIB dẫn đầu về khối lượng giao dịch.

Trở lại, HNX,  chỉ số của sàn này dần thu hẹp đà giảm và tăng nhẹ 0.02 điểm lúc 9h31. HBB lấy lại mức giá trần, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn khác cũng tăng nhẹ, trong khi cổ phiếu đầu cơ lại tăng kịch trần nhờ lực cầu mạnh mẽ quay trở lại.

Với việc tiêu thu gần hết lượng cổ phiếu chốt lời, thanh khoản của HNX vọt lên gần 31 triệu đơn vị, trị giá 254 tỷ đồng. Toàn sàn có gần 100 mã tăng, 83 mã giảm và 217 mã đứng yên.

Sau 9h00: Giao dịch kém sôi động, hai sàn cùng giảm

Thị trường có dấu hiệu cho thấy tiếp tục xu hướng điều chỉnh khi VN-Index tăng nhẹ nhờ sự hỗ trợ của BVH và MSN nhưng sau đó đã chuyển sang sắc đỏ, trong khi HNX-Index quay đầu giảm từ trước thời điểm 9h00.

Giao dịch dù vẫn ở mức khá cao, nhưng diễn biến thị trường dường như kém hào hứng và sôi nổi so với tháng 2. Cổ phiếu giảm giá đang gia tăng về số lượng.

VN-Index đảo chiều giảm nhẹ 0.01 điểm vào lúc 9h17’ mặc dù BVH tăng 0.91% và MSN tăng trần. Toàn sàn đã có 110 mã giảm giá, chỉ còn 69 mã tăng. Điều này khiến xu hướng tăng khó được giữ vững.

Giao dịch toàn sàn đạt trên 15 triệu đơn vị, trị giá 212 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với các phiên liền trước.

NVT dù tăng trần nhưng lượng chốt lời cũng khá mạnh, thể hiện qua việc khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị. VNE cũng có diễn biến tương tự còn KSA thì không còn giữ được mức giá trần. 

STB quay đầu giảm 2.67% sau thời gian đứng ở mức tham chiếu.

Trên sàn HNX, chỉ số liên tục giảm từ trước 9h00. Đến thời điểm này, mức giảm của HNX-Index là 0.73 điểm, tương đương 1.06% xuống 67.95 điểm. Toàn sàn có 25 triệu đơn vị, trị giá 205 tỷ đồng. HBB vẫn là mã có giao dịch nhiều nhất với khoảng 6.66 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng giá chỉ tăng 100 đồng lên 5,800 đồng/cp.

Mở cửa: Tăng nhẹ nhưng còn thận trọng

HBB dù tiếp tục có giao dịch khá mạnh, nhưng thanh khoản đã giảm hẳn so với vài phiên trước. Lượng cung cầu của cổ phiếu này cũng không còn sôi động mà chỉ dừng ở mức vài triệu đơn vị mỗi bên.

Các mã có vốn hóa khác như VND, KLS, VND, PVX, VCG, ACB, SHB mặc dù tăng nhẹ nhưng chỉ giao dịch cầm chừng, lực cung lực cầu đều yếu.

Thay vào đó, các mã đầu cơ như KSD,  WSS, SHS, HPC tăng kịch trần, với lực cầu áp đảo.

SHN bị chốt lời mạnh nên giảm hết biên độ, tuy nhiên lượng bắt đáy mạnh này cũng khá cao.

Nhìn chung, số lượng cổ phiếu tăng giá chiếm áp đảo (105 mã) so với các mã giảm giúp HNX-Index nhích nhẹ 0.22 điểm, tương ứng 0.32% lên 68.9 điểm.

Giao dịch của HBB chỉ chiếm 2.4 triệu đơn vị, nhưng giao dịch toàn sàn lên đến 8.4 triệu đơn vị, trị giá 62.71 tỷ đồng.

Tại HOSE, đà tăng của BVH (+2.73%) và MSN kịch trần trong khi các mã vốn hóa lớn khác vẫn lình xình đứng giá hoặc giảm nhẹ, trong khi nhóm cổ phiếu thị giá nhỏ tiếp tục tăng mạnh. Đặc biệt là nhóm cổ phiếu thuộc ngành khoáng sản tăng kịch trần với các mã như KSH, KSS, KSA, MCV, LCM…

Với 84 mã tăng giá, VN-Index nhích 2.84 điểm, tương ứng 0.67% lên 426.8 điểm. Giao dịch ở mức trung bình, đạt 3.2 triệu đơn vị, trị giá 51.2 tỷ đồng. Trong đó, BGM, OGC, KSA là những mã được giao dịch mạnh nhất.

Mùa báo cáo tài chính năm 2011 cũng như Đại hội đồng cổ đông thường niên của các doanh nghiệp đại chúng đã đến, Vietstock kính mời các nhà đầu tư và bạn đọc tham gia viết bài chia sẻ cùng cộng đồng về các đề tài sau:

-         Những vấn đề nổi cộm, những con số đáng lưu ý trong kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán 2011 của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp hay theo ngành

-         Những bất cập, trăn trở của cổ đông, những vấn đề nóng hay góc khuất, câu chuyện vui buồn trong mùa Đại hội, về kết quả kinh doanh hay kế hoạch của doanh nghiệp

-         Những khoảnh khắc hay gương lãnh đạo doanh nghiệp gây ấn tượng trong mùa Đại hội

Khuyến khích bài viết gửi kèm hình ảnh minh hoạ.

Những bài viết được đăng trên Vietstock.vn sẽ được trả nhuận bút.

Bài viết gửi về cho Ban Biên tập theo địa chỉ email sau:info@vietstock.vn.

Vui lòng gửi kèm thêm Họ tên – Địa chỉ - Số điện thoại – Email để chúng tôi tiện liên lạc và trao đổi.

Viết Vinh (Vietstock)

FINFONET

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 01/03 (29/02/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 29/02: Hết điều chỉnh, chứng khoán lại tăng trần hàng loạt (29/02/2012)

>   Vietstock Daily 29/02: Dòng tiền mới giúp thiết lập mặt bằng giá cao hơn (28/02/2012)

>   Nhịp đập thị trường 28/02: Tiền chất đầy như “núi” (28/02/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28/02 (27/02/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 27/02: Bluechips đè giá, giao dịch vẫn tiếp tục bùng nổ (27/02/2012)

>   Vietstock Weekly 27/02 – 02/03: Vững vàng trước ”gian nan”? (26/02/2012)

>   Vietstock Weekly 27/02 – 02/03: Vững vàng trước ”gian nan”? (26/02/2012)

>   Chứng khoán Tuần 20 – 24/02: Bảo toàn vốn hay đã chốt lời “hụt”? (24/02/2012)

>   Chứng khoán Tuần 20 – 24/02: Bảo toàn vốn hay đã chốt lời “hụt”? (24/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật