Thứ Ba, 28/02/2012 08:55

Nhịp đập thị trường 28/02: Tiền chất đầy như “núi”

Thị trường tiếp tục bùng nổ về giao dịch với khối lượng và giá trị đều đạt kỷ lục, tuy nhiên giá chứng khoán lại lao dốc mạnh mẽ trước áp lực chốt lời của nhà đầu tư. Một vài ý kiến cho rằng đây là dấu hiệu của phiên phân phối đỉnh.

Tổng cộng hai sàn có 257.44 triệu chứng khoán được chuyển nhượng, trị giá trên 2,746 tỷ đồng. Trong đó, riêng HBB đã có trên 40 triệu đơn vị được giao dịch và EIB hơn 36.64 triệu đơn vị bao gồm cả khớp lệnh lẫn thỏa thuận.

Nhìn chung, tâm lý nhà đầu tư vẫn còn khá vững vàng và tin tưởng vào xu hướng tăng điểm thể hiện qua việc dòng tiền tham gia bắt đáy mạnh mẽ, đặc biệt đối với các mã tăng giá mạnh ở các phiên trước như EIB, STB, ITA, SAM, KSS, PXL, SSI, NVT, LCG, VNE… tại HOSE và HBB, PVX, VND, KLS, WSS, IDJ, SHN, SHB, KSD… với hàng triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi mã.

Sắc đỏ phủ kín cả hai sàn thay vì tăng áp đảo như ở các phiên trước. Mở đầu cho đà giảm này là các mã có vốn hóa lớn ở hai sàn sau đó lan nhanh đến toàn bộ các mã trên sàn.

HOSE có gần 190 mã giảm giá, trong đó 93 mã giảm sàn. Còn lại gồm 65 mã tăng và 54 mã đứng yên khiến cho VN-Index mất 6.19 điểm, tức 1.45% so với tham chiếu, chốt phiên tại 422.22 điểm. Tác động nhiều nhất đến đà giảm của VN-Index là các mã MSN, BVH, DPM, PVD, VCB, HPG, SSI, PVF… Trong khi đó, VN30 chỉ giảm 4.92 điểm, tương đương 1.01% chốt tại 480.89 điểm nhờ STB tăng trần và GMD cũng tăng giá khá mạnh lên 20,900 đồng/cp.

Ngoài việc STB gây bất ngờ khi tăng kịch trần trong suốt phiên giao dịch thì EIB (đối thủ chính của STB) gây đột biến với 32.5 triệu cổ phiếu thỏa thuận tại mức giá trần vào cuối phiên.

Tổng giao dịch toàn phiên đạt gần 122 triệu đơn vị, tương đương 1,726.36 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận chiếm 37.26 triệu đơn vị, trị giá 637.86 tỷ đồng.

Khối ngoại đặc biệt thu gom mạnh trong phiên này với hơn 8.8 triệu đơn vị, tập trung vào STB với gần 2 triệu đơn vị, VCB hơn 1.15 triệu đơn vị, ITAMBB đều được mua hơn 1 triệu đơn vị mỗi mã. Các mã khác cũng được mua với khối lượng hàng trăm ngàn gồm HPG, HAG, OGC, GMD, HSG…

HNX có đúng 200 mã giảm giá, nhưng chỉ có 68 mã rớt hết biên độ, trong đó có các mã chủ chốt như VND, KLS, PVX, VCG, BVS… làm cho HNX-Index gãy đỗ và mất 2.07 điểm, tức 2.99% xuống 67.09 điểm.

Lực cầu vẫn giữ cho hơn 90 mã tăng giá, trong đó 45 mã đóng cửa ở mức giá trần. Đặc biệt, bên mua tiếp tục giữ cho HBB tăng nhẹ 100 đồng chốt phiên tại 5,600 đồng dù dư bán vẫn còn đến hơn 5 triệu đơn vị. Tương tự các mã đầu cơ khác tiếp tục tăng giá như IDJ, KSD, SHN, S96, VSP…

Khối ngoại tại HNX cũng mua vào mạnh với 2.8 triệu cổ phiếu, trị giá 36.4 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào các mã gồm PVS, KLS, PGS, HBB, PVX, PVE… trong khi đó họ chỉ bán ra 620 ngàn đơn vị, tương đương 6.33 tỷ đồng cho thấy áp lực chốt lời của khối ngoại không lớn.

10h30: Rớt sàn hàng loạt, thanh khoản chạm mức 2,000 tỷ đồng

Lệnh bán dồn dập được đổ vào thị trường, trong khi lực cầu vẫn dồi dào nhưng ở mức giá thấp làm cho thanh khoản tăng kỷ lục, nhưng chỉ số lại giảm mạnh mẽ cho thấy xu hướng phân phối đang diễn ra.

VN-Index khép lại đợt khớp lệnh liên tục ở mốc 422 điểm, tức mất 6.41 điểm (-1.5%) do tác động của 187 mã giảm, trong đó có 91 mã giảm sàn.

Trong rổ tính VN30 có ITA, IJC, SSI, PVF, REE, HPG, DIG, SJS, HVGKDH đồng loạt giảm hết biên độ, nhưng tác động nhiều nhất đến VN-Index là đà giảm của BVH (-1.71%), MSN (-1.8%), VIC (-0.91%) và VNM (-1.09%). STB chỉ còn tăng 4.39% và GMD tăng kịch trần lên  21,100 đồng/cp.

Giao dịch đạt mức cao với 80.3 triệu đơn vị, tương đương 1,034 tỷ đồng. MBB tiếp tục bị xả mạnh với 4.55 triệu đơn vị, tạm khớp với giá 13,900 đồng, tức giảm sát giá sàn 13,700 đồng/cp.

Cùng lúc này, HNX-Index rớt 3.4%, tức giảm 2.35 điểm, xuống còn 66.81 điểm do sàn này có đến 204 mã giảm giá, trong đó 68 mã kịch sàn.

Giao dịch thì tiếp tục phân phối cực mạnh với 118 triệu cổ phiếu chuyển nhượng, tương đương 893.77 tỷ đồng.

Như vậy, hai sàn đã có gần 200 triệu đơn vị được giao dịch, trị giá gần 2,000 tỷ đồng.

Sau 10h00: Áp lực chốt lời tiếp tục đẩy mạnh

Áp lực bán chốt lời tiếp tục được đẩy mạnh sau 10h00 đưa giao dịch tại HNX lên trên 100 triệu đơn vị, HOSE vượt 60 triệu đơn vị. Biên độ giảm của các chỉ số mở rộng hơn nhiều so với ít phút trước.

Thị trường lúc này không còn tập trung vào HBB mà đã lan tỏa đến hầu hết các mã cổ phiếu khác ở hai sàn. Những cổ phiếu tăng giá mạnh thời gian gần đây đều có hàng chục triệu đơn vị được khớp lệnh và dư bán áp đảo.

Tính đến 10h15 đã có 168 mã giảm giá ở HOSE và 161 mã tăng HNX.

Những mã đầu cơ cao như HBB, WSS, IDJ, SHB, PVI, SHS… lần lượt thoái trào và quay về mốc tham chiếu. Trong khi đó, VND, PVX, KLS đồng loạt giảm sàn với dư mua hết sức yếu ớt, thậm chí trống rỗng.

VN-Index lúc này giảm 5 điểm, xuống 423.4 điểm, tức mất 1.17% và HNX-Index rớt 1.94 điểm xuống 67.22 điểm, tương đương 2.81% so với tham chiếu.

HOSE có 65.3 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương ứng 858 tỷ đồng, trong đó MBB dẫn đầu với gần 4 triệu đơn vị khớp lệnh, EIB cũng có hơn 3.25 triệu đơn vị.

HNX có gần 105 triệu đơn vị, trị giá 767.63 tỷ đồng. HBB đã chiếm gần 34 triệu đơn vị. Các mã khác như VND, PVX, IDJ, KLS lần lượt có 6.6 triệu đơn vị đến gần 4 triệu đơn vị mỗi mã. Dư bán của các mã này vẫn dồn dập tương tự như dư mua ở các phiên trước.

Ít phút trước thời điểm 10h00, áp lực chốt lời vẫn chưa có dấu hiệu chựng lại, tuy nhiên thị trường có xu hướng giằng co giữa bên mua và bên bán. Giao dịch của HBB vượt qua mức 30 triệu đơn vị lúc 9h50 và đưa khối lượng tại sàn HNX lên 85 triệu đơn vị dù thị trường vẫn còn hơn 1 giờ giao dịch.

Dư mua của HBB vẫn giữ trên mốc tham chiếu, do đó giá khớp lệnh của mã này tạm thời giữ tại 5,600 đồng/cp, tức tăng 100 đồng so với tham chiếu.

9h50: "Nghẹt thở" với HBB

Ít phút trước thời điểm 10h00, áp lực chốt lời vẫn chưa có dấu hiệu chựng lại, tuy nhiên thị trường có xu hướng giằng co giữa bên mua và bên bán.

Giao dịch của HBB vượt qua mức 30 triệu đơn vị lúc 9h50 và đưa khối lượng tại sàn HNX lên 85 triệu đơn vị dù thị trường vẫn còn hơn 1 giờ giao dịch.

Dư mua của HBB vẫn giữ trên mốc tham chiếu, do đó giá khớp lệnh của mã này tạm thời giữ tại 5,600 đồng/cp, tức tăng 100 đồng so với tham chiếu.

9h30:

Áp lực chốt lời của HBB vẫn chưa ngừng lại, trong khi đó bên mua cũng hào hứng không kém đưa lượng khớp lệnh mã này đạt mức cao chưa từng có trên thị trường với hơn 25 triệu đơn vị 9h19.

Hai sàn vẫn chịu áp lực chốt lời mạnh cho đến 9h30 khiến hai chỉ số chìm trong sắc đỏ.  Thanh khoản của HBB và sàn HNX làm cho nhà đầu tư phải ngỡ ngàng.

HNX-Index vẫn giảm về dưới 69 điểm do có hơn 100 mã cổ phiếu giảm giá, nhưng lực cầu vẫn rất lớn làm cho thanh khoản tăng kỷ lục với khoảng 73.5 triệu đơn vị chuyển nhượng, trị giá 515.77 tỷ đồng.

Chỉ riêng HBB đã chiếm gần 27 triệu đơn vị. Mã này tiếp tục khớp ở giá trần, và dư bán trần trên 2.4 triệu đơn vị và dư mua giá thấp hơn nhưng cũng đạt hơn 4 triệu đơn vị.

Mặc dù vậy, toàn sàn vẫn có hơn 133 mã tăng giá, trong đó hầu hết là các mã vốn hóa vùa và nhỏ với 57 mã tăng trần.

Ở sàn HOSE, mức tăng yếu ớt của BVH (+0.85%) không đủ sức cứu cho VN-Index, kết quả là chỉ số này tăng nhẹ lúc 9h20 nhưng đã giảm ngay sau đó.

Sự sụt giảm của hàng loạt bluechips gồm MSN, VNM, SSI, VCB, cùng FPT, HAG, SJS, OGC, IJC, REE… tổng cộng hơn 134 mã cổ phiếu lớn nhỏ tại HOSE làm cho VN-Index tiếp tục giảm 1.66 điểm lúc 9h30 xuống 426.75 điểm, tức giảm 0.39% so với tham chiếu.

Giao dịch đạt khoảng 37.55 triệu đơn vị, tương đương 478.56 tỷ đồng.

MBB được nhà đầu tư mua mạnh với 2.12 triệu đơn vị khớp lệnh, phiên này MBB chốt quyền nhận cổ tức 3%.

Trong khi đó, hàng loạt cổ phiếu thị giá thấp cùng với STB tiếp tục tăng trần với lực cầu áp đảo gồm SBS, NVT, BGM, VNE, KSA, VPH, KSH…

Sau 9h00: HBB - kỷ lục về khớp lệnh

Áp lực chốt lời của HBB vẫn chưa ngừng lại, trong khi đó bên mua cũng hào hứng không kém, đưa lượng khớp lệnh mã này đạt mức cao chưa từng có trên thị trường với hơn 25 triệu đơn vị 9h19.

Chỉ trong 40 phút mở cửa, HBB đã khớp lệnh hơn 18.5 triệu đơn vị, một còn số kỷ lục của mã này từ trươc đến nay. Dư bán giá trần vẫn còn hơn 3 triệu cổ phiếu và xu hướng vẫn còn tiếp tục tăng.

Đà ăng yếu của các mã chủ chốt trên cả hai sàn làm cho HNX-Index và VN-Index lần lượt đảo chiều giảm điểm.

Dư mua giá trần của HBB tính đến 9h00 đã bị tiêu thụ sạch với hơn 14 triệu đơn vị khớp lệnh, giá của HBB cũng rơi khỏi mức trần, chỉ còn 5,700 đồng/cp.

Sự sụt giảm của hơn 50 mã cổ phiếu, trong đó có VND, PVX, VCG cùng một vài bluechips khác làm cho HNX-Index mất 0.48 điểm, tương ứng 0.69% xuống 68.68 điểm.

Giao dịch toàn sàn đã vọt lên 35.7 triệu đơn vị, trị giá 255.83 tỷ đồng, một con số kỷ lục trong thời gian qua.

Sự lình xình và giảm giá của các mã chủ chốt tại HOSE như VNM, SSI, VCB, HAG, FPT, ITA, PVF, SJS… đồng loạt giảm hay BVH, MSN, VIC đứng giá làm cho VN-Index mất 0.51 điểm, tương đương 0.12% xuống 427.9 điểm, tuy vậy, VN30 vẫn tăng 0.54 điểm, tức 0.11% lên 486.39 điểm nhờ đà tăng trần của STB và mức tăng của một số mã khác.

Giao dịch tại sàn này cũng đạt gần 16.5 triệu đơn vị, tương đương 203 tỷ đồng.

Mở cửa: STB, HBB vẫn dư mua trần áp đảo

Cổ phiếu vốn hóa nhỏ và thị giá thấp tăng giá ồ ạt, trong khi cổ phiếu bluechips có lực cầu yếu làm cho đà tăng của các chỉ số khá yếu.

Trên sàn HNX, lượng cầu giá trần dồn dập đổ vào các mã HBB, IDJ, KSD, WSS đều có trên 1 triệu đơn vị. Tiếp theo là APS, S96, KHB, BCC, SDH, HDO… với vài trăm ngàn đơn vị mỗi mã. Tất cả đều có dư bán trống rỗng.

Thay vào đó, các mã chủ chốt chỉ tăng nhẹ do lực cầu yếu và áp lực bán còn khá mạnh như VND, KLS, PVX, VCG… điều này làm cho HNX-Index không thể bứt phá mạnh dù toàn sàn có đến 144 mã tăng giá, 77 mã tăng kịch trần.

Thanh khoản sàn này tiếp tục duy trì ở mức cao với 15 triệu đơn vị, trị giá 105 tỷ đồng.

HBB đã hấp thụ hơn 3 triệu cổ phiếu với giá trần chỉ trong vòng 5 phút mở cửa. Sau 15 phút, HBB có 5.5 triệu đơn vị khớp lệnh, và dư mua trần gần 9 triệu đơn vị.

Ở HOSE, lực cầu áp đảo dồn vào hai mã SBSNVT với hơn 1. triệu đơn vị, đặt mua ở giá ATO. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng tranh mua giá trần và giá ATO với các mã khác gồm VNE, BGM, STB, KSA, MCG, SAM, VPH, HT1, PXL, HAP… cùng rất nhiều mã cổ phiếu khác.

Trong khi đó, các mã bluechips chủ yếu giảm nhẹ hoặc đứng giá. Cụ thể, BVH mở cửa tăng nhẹ, sau đó giảm 500 đồng xuống 58,000 đồng/cp, VNM cũng giảm 500 đồng xuống 91,000 đồng/cp và VCB giảm 200 đồng còn 28,100 đồng/cp, các mã khác đứng giá như MSN, VIC, SSI…

Điều này làm cho VN-Index chỉ tăng 0.85 điểm, tức 0.2% trong đợt khớp lệnh thứ nhất đạt 429.26 điểm, mặc dù toàn sàn có 112 mã tăng giá với 54 mã tăng kịch trần.

Giao dịch khiêm tốn so với các phiên trước, đạt 4.6 triệu đơn vị, tương đương 58.46 tỷ đồng.

SAM, LCM, PXL, HPG, HU1 là những mã được giao dịch nhiều nhất.

Viết Vinh (Vietstock)

FINFONET

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28/02 (27/02/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 27/02: Bluechips đè giá, giao dịch vẫn tiếp tục bùng nổ (27/02/2012)

>   Vietstock Weekly 27/02 – 02/03: Vững vàng trước ”gian nan”? (26/02/2012)

>   Vietstock Weekly 27/02 – 02/03: Vững vàng trước ”gian nan”? (26/02/2012)

>   Chứng khoán Tuần 20 – 24/02: Bảo toàn vốn hay đã chốt lời “hụt”? (24/02/2012)

>   Chứng khoán Tuần 20 – 24/02: Bảo toàn vốn hay đã chốt lời “hụt”? (24/02/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 24/02: Đà tăng yếu dần, áp lực xả hàng đã đến? (24/02/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 24/02 (23/02/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 23/02: Tăng ồ ạt, thanh khoản vượt 1,500 tỷ đồng (23/02/2012)

>   Vietstock Daily 23/02: Hết nghi ngại phân phối đỉnh, thị trường tiếp tục bay cao? (22/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật