Thứ Hai, 27/02/2012 08:56

Nhịp đập Thị trường 27/02: Bluechips đè giá, giao dịch vẫn tiếp tục bùng nổ

Nỗ lực dùng các mã trụ cột như BVH, VIC, VNM, VND, KLS, PVX… với mục đích kéo thị trường đi xuống để gom hàng của một hoặc vài nhóm đầu tư nào đó đã thất bại hoàn toàn. Thị trường vẫn bùng nổ một cách mạnh mẽ ở các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.

Động thái này có thể đã thành công ở nửa đầu phiên làm cho thị trường lình xình, và giằng co mạnh. Tuy nhiên, khoảng 10h00 trở đi, bên mua nhận ra thị trường đang bị đè giá nên tiếp tục dồn sức gom cổ phiếu, ngay cả những người chốt lời ở các phiên trước cũng nhanh chóng dùng tiền mua trở lại.

Điều đó khiến đà tăng của thị trường ngày càng mạnh mẽ, bất chấp việc nhiều bluechips giảm giá, hoặc chỉ tăng nhẹ.

Nhóm Large Cap chỉ tăng 0.85%, trong khi các nhóm cổ phiếu khác như Mid Cap tăng 2.15%, Small Cap tăng 1.79% và Mirco Cap tăng đến 2.19% đã cho thấy được điều đó.

Nhìn chung, thị trường vẫn tin tưởng vào xu hướng tích cực trong thời gian tới, khi mà các yếu tố vĩ mô đang cải thiện dần theo hướng tích cực.

BVH và VIC giảm giá đã lấy đi của VN-Index khoảng 1.8 điểm, do đó dù toàn sàn có đến 203 mã tăng giá, trong đó 113 mã tăng kịch trần nhưng VN-Index chỉ tăng 4.98 điểm, tương ứng 1.18% chốt phiên 428.41 điểm. Như vậy, nếu không có sự giảm giá của BVH, VIC và VNM đứng giá thì chỉ số đã dễ dàng vượt qua ngưỡng 430 điểm.

Ở sàn Hà Nội, tạo áp lực lên các mã PVX, KLS, VND khiến các mã này không thế bật mạnh, thậm chí đã đảo chiều giảm giá trong thời gian đáng kể. Tuy nhiên, điều này không lấn át được xu thế tăng của thị trường.

Với 250 mã tăng giá, trong đó 129 mã tăng kịch trần đã giúp HNX-Index bật mạnh 2.09 điểm, tức khoảng 3.12% chốt tại 69.16 điểm.

Thanh khoản có sự sụt giảm đáng kể so với phiên cuối tuần trước, nhưng chủ yếu do bên bán găm giữ hàng, bên cạnh đó thị trường cũng có một khoảng thời gian lình xình đầu phiên khiến thanh khoản tăng chậm.

Theo đó, ở HOSE có 65.36 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương ứng 931.14 tỷ đồng. Đáng chú ý là khối ngoại quay lại mua vào với khối lượng lớn, gần 6.5 triệu đơn vị, tập trung vào các mã ITA, MBB, VCB, DPM, CTG, HPG, STB,...

Giao dịch của nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục sôi động với MBB tăng 3.52% và khối lượng đạt trên 5 triệu đơn vị, EIB tăng 1.19%, đạt trên 3 triệu đơn vị, STB tăng giá kịch trần đồng thời có trên 1.2 triệu cổ phiếu chuyển nhượng, CTG cũng tăng giá đến 2.02%, lên 25,200 đồng/cp và hơn 700 ngàn đơn vị giao dịch, VCB nhích nhẹ 0.71% lên 28,300 đồng/cp.

Trên sàn HNX, giao dịch vượt xa sàn HOSE với gần 75 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương đương 682 tỷ đồng. Trong đó, HBB dù trần cứng trong suốt phiên, mọi lệnh bán ra đều được vét sạch trong nhái mắt, đưa thanh khoản mã này tiếp tục đạt trên 10 triệu đơn vị. Dư mua tgia1 trần vẫn còn hơn 6.22 triệu đơn vị.

PVX, KLS, VND, SHB chịu áp lực chốt lời khá lớn và lực cầu ở mức giá thấp nên giao dịch dù cao nhưng giá vẫn không tăng mạnh. Tổng khối lượng chuyển nhượng 4 mã này chiếm hơn 20 triệu đơn vị.

10h30: Giao dịch bùng nổ, VN-Index vẫn khó giữ 430 điểm

Mặc dù hàng loạt cổ phiếu tăng giá, số mã tăng trần cũng chiếm áp đảo nhưng VN-Index vẫn khó chạm ngưỡng 430 điểm vào cuối đợt khớp lệnh liên tục do tác động xấu từ BVH và VIC.

BVH giảm mạnh (-3.33%), VIC rớt (-1.79%) là sự cảng trở rất lớn cho VN-index lẫn VN30 dù hàng loạt bluchips khác vẫn tăng kịch trần như SAM, IJC, DPM, OGC, STB, HAG, PVF, GMD, DIG, CII… Tổng cộng toàn sàn có gần 190 mã tăng giá, trong đó 97 mã tăng hết biên độ.

Giao dịch bùng nổ với 58.65 triệu đơn vị, tương đương 815 tỷ đồng. MBB tiếp tục sôi động với hơn 4.7 triệu cổ phiếu chuyển nhượng. LCG và EIB cùng có 3 triệu đơn vị giao dịch.

Khác với sàn HOSE, sàn HNX vẫn tăng mạnh mẽ do không bi sức cản của các mã cổ phiếu lớn. Điều đó giúp HNX-Index dễ dàng lên mốc 69 điểm, tăng đến 2.92% so với tham chiếu.

PVX, KLS, VND dù mức tăng không quá mạnh nhưng giao dịch vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên sàn. Tổng giao dịch toàn sàn đạt 60 triệu đơn vị, tương đương 535.81 tỷ đồng.

Lực mua dồn dập làm cho 226 mã tăng giá, số mã tăng trần chiếm một nửa với 113 mã.

10h00: Lực cầu trở lại, giao dịch tiếp tục “bốc lửa”

Dòng tiền tiếp tục ồ ạt quay trở lại, đẩy VN-Index tiến lên 430 điểm, đồng thời cũng đưa HNX-Index lên gần tới mốc 69 điểm. Giao dịch hai sàn đã vượt mốc 1,000 tỷ đồng vào lúc 10h00.

Với khoảng 162 mã tăng giá tại HOSE, trong đó 75 mã tăng kịch trần có thể kể đến gồm STB, DPM, HAG, PVF… thêm vào đó nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng khởi sắc ngoại trừ VCB đang giữ mốc tham chiếu giúp VN-Index đạt mức tăng gần 6 điểm, tức 1.41% lên 429.42 điểm và chỉ trong vòng 5 phút sau đó, lực cầu dồn dập đã đẩy chỉ số này lên trên 430 điểm.

Lực bán chốt lời cũng khá mạnh, tuy nhiên lực cầu còn mạnh hơn nên hàng loạt cổ phiếu tăng kịch trần đều có dư mua trống. Giao dịch đạt gần 45 triệu đơn vị, trị giá trên 596 tỷ đồng. Các bluechips đảo chiều giảm trước đó đều tăng trở lại.

HNX-Index tăng gần 2.5%, tức lên 68.73 điểm, giao dịch đạt gần 47.5 triệu đơn vị. Toàn sàn có khoảng 200 mã tăng giá, trong đó số mã tăng kịch trần chiếm ½. Các mã như ACB, PVX, KLS, VND… đều bật tăng nhưng biên độ không lớn. Trái lại, HBB, IDJ, KSD, WSS, SHN, S96 vẫn dồn dập tăng.

9h30: Giao dịch giằng co mạnh

Các chỉ số lần lượt quay lại trạng thái giằng co sau khi tiến đến ngưỡng kháng cự 430 điểm với VN-Index và 68 điểm đối với HNX-Index. Sự lình xình này chủ yếu đến từ các mã chủ chốt.

Áp lực bán trên thị trường vẫn có, nhưng lực cầu tiếp tục được duy trì, mặc dù không mạnh mẽ như các phiên trước, nhưng cũng đủ đưa thanh khoản đạt khoảng 30 triệu đơn vị trên mỗi sàn.

Trên HOSE, nhóm VN30 phân hóa mạnh với 10 mã tăng, 10 mã giảm và 10 mã đứng giá. Các mã tăng gồm STB kịch trần, trong khi HAG, DPM, EIB, HPG, MSN, SSI… đều chỉ nhích nhẹ nên VN30 lúc này tăng 4.23 điểm, tức khoảng 0.89% lên 482 điểm. Chỉ có khoảng 8 triệu cổ phiếu trong nhóm này được chuyển nhượng, trị giá 162 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn tích cực khi STB tăng trần, và CTG, MBB cùng tăng nhẹ khoảng 1.4%.

Trong khi đó, phần còn lại của thị trường có đến 100 mã tăng giá, và hơn 20 triệu đơn vị giao dịch, với gần 200 tỷ đồng giá trị. LGC, MBB, SAM, PXL.. là những mã giao dịch nhiều nhất.

MBB cũng còn tăng giá mạnh, đồng thời được gom ồ ạt như phiên trước. Có lúc mã này giảm nhẹ 100 đồng xuống 14,100 đồng/cp do chịu áp lực chốt lời.

Giao dịch cũng giằng co khá mạnh ở HNX, do vậy chỉ số HNX-Index chỉ tăng 0.66 điểm, tức khoảng 0.98% lên 67.73 điểm. Trong khi HBB tiếp tục “vô đối” thì VND, KLS, PVX, ACB một lần nữa đi xuống.

Xem xét chỉ số Large Cap và Mid Cap chỉ tăng 0.88% và 0.43% cho thấy mức độ tăng yếu ở ớt của các mã có vốn hóa lớn và vừa.

9h00: STB kịch trần, HBB dư mua hơn chục triệu đơn vị

Sau những phút đầu mở cửa có phần thận trọng, lực cầu quay trở lại giúp các cổ phiếu chủ chốt tăng giá. Do vậy, đà tăng của thị trường quay trở lại, giao dịch cũng sôi động hơn với hàng chục triệu đơn vị được chuyển nhượng.

Thống kê lúc 9h00, BVH, VIC cùng tăng trở lại, đặc biệt STB tăng kịch trần và hơn 120 mã chứng khoán khác tăng giá. Trong đó, khá nhiều mã có thị giá thấp và tính đầu cơ cao tiếp tục nhận được lực cầu áp đảo như NVT, MCG, VNE, BGM, VPH, VOS, KSA, SBS, SAM, HAP… đẩy VN-Index lên gần 429 điểm, tương ứng mức tăng 5.39 điểm (+1.27%).

Giao dịch tăng vọt gần 10 triệu đơn vị chỉ trong 15 phút, đạt trên 12 triệu đơn vị, tương đương 136 tỷ đồng. VN30 cũng tăng đáng kể với 5.72 điểm, tức khoảng 1.2% lên 483.49 điểm.

Cùng lúc này, HNX-Index tăng 1.05 điểm, tương ứng 1.57% lên 68.12 điểm với sự hỗ trợ của ACB, HBB, PVS, SHB, FLC, BVS, KLS…

Giao dịch đạt trên 16 triệu đơn vị, tương đương 130 tỷ đồng.

Lực cầu tiếp tục dồn dập đổ vào HBB với hơn 9 triệu đơn vị, bất chấp việc không ai có nhu cầu bán ra lúc này.  

Những ngành có cổ phiếu tăng giá mạnh

Mở cửa: HBB vẫn “vô đối”

HBB vẫn “vô đối” trong lúc nhiều mã cổ phiếu vốn hóa lớn khác có dấu hiệu điều chỉnh. Cổ phiếu này tăng kịch trần từ đầu phiên với dư mua hàng triệu đơn vị. KSD, IDJ vẫn kéo dài chuỗi tăng giá không mệt mỏi với lực cầu chiếm áp đảo.

Trong khoảng 15 phút đầu phiên, cả VND, KLS, BVS, SHN, ACB, PVX, VCG… đều quay đầu giảm nhẹ với lượng giao dịch thấp hơn nhiều so với các phiên trước thì HBB, KSD, IDJ vẫn tăng mạnh với dư mua giá trần chiếm áp đảo. HBB có dư mua trần hơn 7.5 triệu đơn vị, trong khi lượng khớp lệnh mã này đã đạt khoảng 3.75 triệu đơn vị. Tương tự, IDJ có đến 1.75 triệu đơn vị dư mua với giá trần và KSD hơn 800 ngàn đơn vị.

Nhìn chung, lực cầu toàn sàn vẫn giữ ở mức cao và bên bán không quá mạnh. Điều này giúp cho 93 mã cổ phiếu tăng giá, chỉ có 43 mã giảm còn lại 261 mã đứng yên.

HNX-Index bật tăng thêm 0.55 điểm, tức 0.82% lên 67.62 điểm. Giao dịch đạt trên 10 triệu đơn vị, trị giá 75 tỷ đồng.

Tại sàn HOSE, đà tăng cũng được duy trì, nhưng sức bật của cổ phiếu cũng như chỉ số không lớn.

Kết thúc đợt khớp lệnh thứ nhất, do BVH, VIC, EIB đứng giá, VNM, VCB giảm nhẹ thì việc tăng giá của MSN (+2.76%), SSI (+0.57%), STB (+3.57%) cộng với hơn 60 mã cổ phiếu khác giúp VN-Index tăng 2.6 điểm, tương đương 0.61% lên 426.03 điểm.

Giao dịch toàn sàn chỉ khoảng 2.7 triệu đơn vị, tương ứng 30 tỷ đồng.  VNE, KTB, NVT, KSA, PXL là những mã có giao dịch nhiều nhất, cho thấy áp lực chối lời với các mã này đang mạnh dần lên.

Mùa báo cáo tài chính năm 2011 cũng như Đại hội đồng cổ đông thường niên của các doanh nghiệp đại chúng đã đến, Vietstock kính mời các nhà đầu tư và bạn đọc tham gia viết bài chia sẻ cùng cộng đồng về các đề tài sau:

-         Những vấn đề nổi cộm, những con số đáng lưu ý trong kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán 2011 của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp hay theo ngành

-         Những bất cập, trăn trở của cổ đông, những vấn đề nóng hay góc khuất, câu chuyện vui buồn trong mùa Đại hội, về kết quả kinh doanh hay kế hoạch của doanh nghiệp

-         Những khoảnh khắc hay gương lãnh đạo doanh nghiệp gây ấn tượng trong mùa Đại hội

Khuyến khích bài viết gửi kèm hình ảnh minh hoạ.

Những bài viết được đăng trên Vietstock.vn sẽ được trả nhuận bút.

Bài viết gửi về cho Ban Biên tập theo địa chỉ email sau: info@vietstock.vn.

Vui lòng gửi kèm thêm Họ tên – Địa chỉ - Số điện thoại – Email để chúng tôi tiện liên lạc và trao đổi.

Viết Vinh (Vietstock)

FINFONET

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 27/02 – 02/03: Vững vàng trước ”gian nan”? (26/02/2012)

>   Vietstock Weekly 27/02 – 02/03: Vững vàng trước ”gian nan”? (26/02/2012)

>   Chứng khoán Tuần 20 – 24/02: Bảo toàn vốn hay đã chốt lời “hụt”? (24/02/2012)

>   Chứng khoán Tuần 20 – 24/02: Bảo toàn vốn hay đã chốt lời “hụt”? (24/02/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 24/02: Đà tăng yếu dần, áp lực xả hàng đã đến? (24/02/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 24/02 (23/02/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 23/02: Tăng ồ ạt, thanh khoản vượt 1,500 tỷ đồng (23/02/2012)

>   Vietstock Daily 23/02: Hết nghi ngại phân phối đỉnh, thị trường tiếp tục bay cao? (22/02/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 22/02: Tiền vẫn ồ ạt vào chứng khoán (22/02/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/02 (21/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật