Thứ Sáu, 09/03/2012 14:13

Dệt may thiếu đơn hàng vì… thời tiết

Lý giải nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ đầu năm đến nay rất khó ký kết những hợp đồng xuất khẩu vào châu Âu, bà Alice Baey, Giám đốc thu mua toàn cầu – Tập đoàn Casino (Pháp), cho rằng nguyên nhân cơ bản là do những biến động thời tiết ảnh hưởng tới mùa thời trang tại nhiều quốc gia.

Theo bà Alice Baey, mặc dù đã bước vào mùa xuân, nhưng tại nhiều quốc gia EU khí hậu vẫn là mùa đông, người tiêu dùng vẫn tìm mua các trang phục mùa đông trong khi các buổi trình diễn thời trang xuân - hè đều không diễn ra như dự tính. Ngoài ra, tình hình khủng hoảng vẫn đè nặng nền kinh tế tại các nước EU, người dân các nước đang phải thắt lưng buộc bụng khiến lượng hàng tồn kho của các nhà nhập khẩu rất lớn. Để duy trì doanh số, theo bà Alice Baey, các nhà nhập khẩu hàng dệt may tại EU, đặc biệt là thị trường Pháp đang có xu hướng đa dạng hóa sản phẩm, bằng cách tìm kiếm các nguồn hàng từ nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam… Ông Guillanume Crouzet, Giám đốc điều hành phòng thương mại & công nghiệp Pháp tại Việt Nam gợi ý cho các DN Việt Nam nên tìm cách đón nhận các đơn hàng hoặc gia công cho các thương hiệu lớn của EU.

Mục tiêu của dệt may Việt Nam trong năm nay sẽ xuất khẩu 2,7 tỷ USD vào thị truờng EU. Ngoài việc gia công và xuất trực tiếp cho các đối tác EU, sản phẩm dệt may VN cũng đã trở thành sản phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của một số Tập đoàn, nhà bán lẻ lớn như Casino, BigC… Theo đánh giá của các nhà nhập khẩu, hàng dệt may Việt Nam tốt, đạt chuẩn mực nhưng chưa thể thâm nhập sâu vào thị trường EU do còn nghèo nàn về kiểu dáng, mẫu mã và thiếu tính ổn định.

Ông Phạm Gia Hưng, phụ trách đối ngoại Hiệp hội dệt may Việt Nam, cũng thừa nhận những điểm yếu của sản phẩm dệt may Việt Nam được các nhà nhập khẩu đưa ra. Ông Hưng cho rằng các DN Việt Nam có thể đáp ứng những yêu cầu khắt khe của các nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, theo ông Hưng, DN có thể làm được sản phẩm đúng yêu cầu, song nhà nhập khẩu liệu có chấp nhận được giá sản phẩm làm theo đúng yêu cầu đó không. Nhất là khi lợi thế cạnh tranh là nhân công giá rẻ của Việt Nam hiện đang dần mất đi.

Đăng Thư

đất việt

Các tin tức khác

>   Huế mua hết 50% vốn của Tập đoàn Hong Kong tại khách sạn Century (09/03/2012)

>   Bất động sản xuống đáy, casino “lên hương” (09/03/2012)

>   Shiseido và câu chuyện thôn tính (09/03/2012)

>   Mỹ thay đổi mức chống phá giá với cá tra Việt Nam (09/03/2012)

>   Hàng hóa tăng giá theo xăng (08/03/2012)

>   Bàn cách thúc đẩy hàng may mặc vào Pháp (08/03/2012)

>   Tiến hành Thanh tra Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (08/03/2012)

>   Doanh nghiệp ồ ạt tung chiêu hút khách hàng nữ (08/03/2012)

>   Cước vận tải sẽ tăng từ 2 đến 5% (08/03/2012)

>   S-Fone bên bờ vực thẳm (08/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật