Thứ Bảy, 25/02/2012 11:12

"Nắn" luồng tín dụng thế nào cho hiệu quả?

Hiện các ngân hàng hầu như đã nhận được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mà NHNN giao cho trong năm nay. Hạn mức tín dụng đã có, song vấn đề là các ngân hàng phân bổ nguồn tín dụng thế nào.

Hạn mức tín dụng vừa ban hành có thể xem là "giấy thông hành" của Ngân hàng nhà nước dành cho lộ trình kinh doanh của các NHTM trong năm nay. Mỗi ngân hàng một cách tính toán vì mỗi ngân hàng một lộ trình được phép ngắn dài khác nhau.

Với VIB, Ngân hàng được nhận hạn mức tăng trưởng tín dụng 17%, ngân hàng thuộc nhóm 1, bài toán đã có lời giải. Theo Tổng Giám đốc của ngân hàng, bà Dương Thị Mai Hoa, nắn luồng tín dụng như thế nào cho hiệu quả đã là đề bài đặt ra cho VIB ngay từ đầu năm, chứ không phải chờ đến khi được nhận hạn mức tín dụng 17% mới tính. Và lời giải đó là luồng tín dụng năm nay của VIB sẽ được nhắm chủ yếu vào những ngành hàng cụ thể, những đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bà Dương Thị Mai Hoa cho biết: "Cụ thể, chúng tôi có tổng hạn mức 50 nghìn tỷ, tỷ lệ tăng trưởng 17% được phép, năm tới chúng tôi đã đưa ra thị trường khoảng gần 60 nghìn tỷ bao gồm cả phần tăng thêm và hạn mức hiện tại. Trong phần tăng thêm này ít nhất có 5 nghìn tỷ sẽ dành cho phân khúc khách hàng vừa và nhỏ".

Chủ động chuyển hướng kinh doanh phù hợp là cách giải của Ngân hàng quân đội MB với bài toán nắn luồng tín dụng vào đâu cho hiệu quả. Tăng trưởng tín dụng 27% trong năm 2011, năm nay nhận hạn mức 17%. "Chiếc chăn" tín dụng tuy hẹp hơn năm trước, song ngân hàng vẫn chủ động xây dựng những bước đi riêng, trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất là chính.

Ông Lê Công, Tổng Giám đốc Ngân hàng Quân đội MB cho biết: "Chúng tôi tập trung cho lĩnh vực sản xuất là chính, năm nay hạn chế sẽ tập trung vào khách hàng truyền thống. Lĩnh vực xuất khẩu 4000 tỷ, các doanh nghiệp nhỏ cho lĩnh vực nông thôn khoảng 1000 tỷ, một số lĩnh vực khác phân phối khoảng 2000 tỷ. Tổng mức cho năm nay chúng tôi tăng 17% tương đương khoảng trên 10 ngàn tỷ vì năm 2011 tổng dư nợ của MB là trên 60 ngàn tỷ. Với mức như thế, chúng tôi đã phân bố trên từng lĩnh vực và đang chỉ đạo chung trên toàn hệ thống".

Mỗi ngân hàng, mỗi bài toán. Ngân hàng MB, hay VIB nằm trong nhóm 1, nhóm có hạn mức tăng trưởng tín dụng cao nhất, thế nhưng họ vẫn còn phải tính; còn những ngân hàng có hạn mức tín dụng thấp hơn, việc tính toán xem ra càng không đơn giản. Làm thế nào để chăn hẹp nhưng cũng phải đủ ấm và chỉ còn cách là "khéo co". Với ngân hàng HDBank, được Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng 10%, do những vướng mắc liên quan đến vượt trần lãi suất huy động vào năm ngoái, ngân hàng này đã chuyển hướng kinh doanh ngay. Đó là không tập trung nguồn thu từ tín dụng.

Ông Lê Thành Trung, Phó Tổng giám đốc ngân hàng HDbank cho biết: "Chúng tôi xây dựng kế hoạch không tập trung từ nguồn thu tín dụng. Từ đầu năm, HDbank đã có những triển khai mạnh mẽ. Vấn đề lớn nhất làm sao đặt kế hoạch trọng tâm tiện ích gia tăng, không chỉ là phục vụ tín dụng".

Cho đến giờ, đã có khoảng 20 ngân hàng thương mại chủ động công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 mà ngân hàng nhà nước giao, chủ yếu là các thành viên nhóm 1 và nhóm 2, vẫn còn những ngân hàng thuộc nhóm 3 và 4 chưa công bố. Tuy nhiên theo các chuyên gia, ngay cả những ngân hàng đó họ cũng đã có lộ trình riêng của mình.

Hàng chục ngân hàng đã có được những giấy thông hành đầu tiên, bằng những hạn mức tín dụng cụ thể cho lộ trình kinh doanh năm nay. Song giấy thông hành có lẽ mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ chính là nội lực thực sự của từng ngân hàng. Nhận chỉ tiêu cao, nhưng biết đâu sẽ có những ngân hàng không thể dùng. Nhiều khi chỉ là "no bụng, đói con mắt". Biết đâu có những ngân hàng có thể được nhận chỉ tiêu cao, nhưng lại chưa thể dùng hết những hạn mức được nhận về.

Trần Hà - Quang Huy - Minh Hường

VTV

Các tin tức khác

>   Coi chừng “bội thực” ngân hàng! (25/02/2012)

>   HSBC là ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới (24/02/2012)

>   Ngân hàng lo 'ế' chỉ tiêu tín dụng (24/02/2012)

>   Tái cơ cấu ngân hàng: Ai mua tài sản thế chấp? (24/02/2012)

>   Thị trường vàng: “Cuộc chơi” của các ngân hàng? (24/02/2012)

>   CEO E&Y: ‘Việt Nam thiếu ngân hàng cột trụ quốc gia’ (24/02/2012)

>   Ngân hàng ngoại mong được cởi trói tín dụng (24/02/2012)

>   Lãi suất huy động vàng lại lên 4%/năm (24/02/2012)

>   Thanh khoản ngân hàng nguy hiểm hơn lạm phát (24/02/2012)

>   Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất (23/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật