Chủ Nhật, 26/02/2012 08:24

Khi nông dân tạm trữ cà phê

Khi cất một lượng cà phê lớn trong nhà, nông dân phải đối mặt với nhiền rủi ro và cũng đồng nghĩa với việc phải tự xoay xở nguồn vốn khác để tái đầu tư sản xuất

Sau khi giảm nhẹ suống 39.700 đồng/kg, giá cà phê ngày 25/2 trên thị trường Đăk Lăk đã lấy lại mức giá 39.700 đồng/kg nhân xô.

Theo nhiều nông dân, giá cà phê giao động từ 39.000 - 40.000 đồng/1kg thì tuy đã có lãi nhưng không đáng kể vì chi phí đầu tư tăng cao. Do vậy, phần lớn nông dân vẫn quyết định tiếp tục tạm trữ cà phê chờ lên giá.

Tạm trữ cà phê tại nhà, liệu có đảm bảo an toàn? Trong ảnh, ông Nguyễn Khắc Hùng, ở thôn 9, xã Pơng Đrang, huyện Krông Búc lo lắng về điều kiện cất giữ cà phê.

Ông Đinh Văn Hải ở thôn 2, xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, cũng như nhiều người trồng cà phê,  hiện vẫn còn trữ 6 tấn cà phê tại nhà để chờ giá lên. Vụ cà phê vừa qua, với diện tích hơn 3 ha, gia đình ông Hải thu hoạch được 10 tấn cà phê nhân, nhưng chỉ bán 4 tấn để thanh toán nợ, chi tiêu dịp Tết và tái đầu tư sản xuất. Theo ông Hải, mặc dù giá đã nhích lên ngưỡng trên 39.000 đồng/kg nhưng đa số người trồng cà phê như ông vẫn tiếp tục tạm trữ, chỉ bán khi quá cần.

Ông Hải chia sẻ:“Giá phân bón, chi phí tưới, rồi tiền công đều tăng cao nên giá cà phê như hiện nay tuy đã có lời nhưng không đáng kể! Ước gì giá lên trên 40.000 đồng/kg thì nông dân sẽ bán thoải mái hơn.”

Tại xã Pơng Đrang, huyện Krông Búc, nhiều nông dân vẫn cố gắng “găm” sản phẩm với hi vọng tương tự. Ông Trần Ngọc Bông, thôn Tân Lập 5, xã Pơng Đrang cho biết: Niên vụ cà phê vừa qua, gia đình ông thu hoạch trên 12 tấn cà phê nhân. Do có điều kiện tái đầu tư nên lượng cà phê thu hoạch được của ông vẫn còn nguyên, chưa hề bán ra thị trường. “Những năm trước ký gửi đại lý nhưng giờ tôi tự giữ cho chắc ăn. Vấn đề là khi tự tạm trữ, nông dân chúng tôi thường khó khăn về kho cất giữ sao cho an toàn”- Ông Bông nói.

Mối lo của ông Bông là có thực, bởi khi cất một lượng cà phê lớn trong nhà, nông dân phải đối mặt với những rủi ro về giá và các rủi ro khác như trộm cắp, hỏa hoạn…

Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thong thả khi nông dân bán cầm chừng (ảnh Internet)

Và với nhiều nông dân, việc tự tạm trữ cà phê cũng đồng nghĩa với việc họ phải tự xoay xở nguồn vốn khác để tái đầu tư sản xuất. Gia đình ông Nguyễn Khắc Hùng, ở thôn 9, xã Pơng Đrang, huyện Krông Búc chỉ còn trữ 2 tấn cà phê nhân. Vào vụ năm nay, các khoản đầu tư phân bón, chăm sóc… đều rất cần vốn nhưng gia đình ông vẫn cố giữ với hi vọng giá cà phê sẽ trở lại thời kỳ đỉnh điểm như năm 2011 với hơn 50.000 đồng/kg. “Mong ước của chúng tôi là có được nguồn vốn vay ưu đãi, lãi suất phù hợp để nông dân có thể kiếm được đồng lãi cao nhất từ công sức lao động.”- Ông Hùng trăn trở.

Nông dân tự giữ cà phê và bán dần ra thị trường. Điều này khiến cho lượng cà phê xuất khẩu của toàn tỉnh Đăk Lăk mới chỉ đạt khoảng 35% tổng sản lượng cà phê niên vụ 2011-2012.

Từ đầu năm đến nay, Đăk Lăk xuất khẩu trên 60.000 tấn cà phê, đạt xấp xỉ 120 triệu USD. Đây là con số giảm so với cùng thời điểm này của năm trước. Theo các nhà chuyên môn, do bà con nông dân không có nhiều tiền để “găm” sản phẩm dài hơi nên sớm muộn cũng sẽ bán ra thị trường, bởi vậy xuất khẩu cà phê sẽ đạt chỉ tiêu.

Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp kinh doanh chế biến xuất khẩu cà phê, việc nông dân bán dần ra thị trường đã mang lại nhiều thuận lợi cho họ vì giảm đi áp lực về vốn, có thời gian để xoay vòng vốn.

Ông Phan Hùng Anh, Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Anh Minh- một doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 45.000 tấn cà phê từ đầu vụ cho biết: Lượng cà phê nông dân bán ra thị trường là vừa đủ, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu không đến nỗi khan hàng và cũng không phải lo vốn thật nhiều để mua ồ ạt như các năm trước./.

CTV Ngô Đinh Tuấn Hải

VOV

Các tin tức khác

>   Giá tiêu tăng, thương lái khó mua (26/02/2012)

>   Thương hiệu cho gạo Việt: Quá khó (25/02/2012)

>   Nông dân Dăk Lăk điêu đứng vì khoai mì giảm giá (25/02/2012)

>   Kỳ cuối: Để GAP có thể “sống lâu” (25/02/2012)

>   Xuất khẩu gạo: Việt Nam có thể soán ngôi Thái Lan (24/02/2012)

>   Hạt tiêu giữ giá cao do vụ thu hoạch đến chậm (24/02/2012)

>   Quỹ bảo hiểm cho ngành cà phê: Thiếu công bằng, DN tỵ nhau (24/02/2012)

>   Kỳ 1: Nông sản - Hàng cao cấp bán giá... bèo (24/02/2012)

>   Niên vụ cà phê 2010/2011 và dự báo năm 2012 (24/02/2012)

>   Đường đạt mức cao ba tháng rưỡi, cacao đạt mức đỉnh 4 tuần (24/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật