Thứ Tư, 15/02/2012 09:44

Góc nhìn Nhà đầu tư

Hiến kế cho mùa Đại hội đồng cổ đông 2012

(Vietstock) - Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Tuy nhiên mùa ĐHĐCĐ năm nào cũng nổi cộm nhiều vấn đề chưa được giải quyết.

Giải bài toán Đại hội lần 1 bất thành

ĐHĐCĐ bất thành là do CTCP đã không triệu tập hết các cổ đông có quyền dự họp. Như cá nhân tôi cũng nhiều lần không nhận được giấy triệu tập tham dự Đại hội.

Ngoài ra, theo quy định thì ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đó, các CTCP thường tổ chức Đại hội vào các ngày thứ Bảy trong tháng Tư. Với số lượng cổ đông của mỗi CTCP lên tới hàng ngàn người, hầu hết CTCP lại gửi thư mời cho cổ đông trong cùng một thời điểm dẫn tới ngành bưu chính bị quá tải. Việc nhiều cổ đông không nhận được giấy triệu tập tham dự Đại hội đồng cổ đông là lẽ đương nhiên.

Một yếu tố khác là quyền dự họp ĐHĐCĐ cũng không được chứng khoán hoá, tức là không được trung tâm lưu ký cho tự do chuyển nhượng như quyền mua cổ phần phát hành cho cổ đông. Các cổ đông bán cổ phần sau ngày giao dịch không hưởng quyền tham dự ĐHĐCĐ vẫn còn nguyên quyền, song họ không có hứng thú tham dự khi không còn là cổ đông của công ty. Trái ngược lại, những nhà đầu tư mua cổ phiếu sau ngày giao dịch không hưởng quyền, họ - những cổ đông của công ty - mong muốn được tham dự Đại hội nhưng lại không có quyền.

Tình trạng trên có thể khắc phục được bằng cách để quyền dự họp ĐHĐCĐ được quản lý như quyền nhận cổ tức, hay quyền mua cổ phần phát hành thêm cho cổ đông. Nghĩa là quyền đó cũng phải được phân bổ cho các cổ đông đã lưu ký cổ phần qua các thành viên lưu ký.

Cụ thể, vào ngày giao dịch không hưởng quyền tham dự ĐHĐCĐ, trung tâm lưu ký sẽ chốt số lượng cổ phần tại các thành viên lưu ký. Mỗi thành viên lưu ký sẽ nắm giữ tỷ lệ quyền biểu quyết tương đương số cổ phần lưu ký tại thành viên lưu ký đó. Các cổ đông không có nhu cầu tham dự Đại hội có thể chuyển nhượng quyền dự họp cho người khác hoặc cho CTCK nơi cổ đông mở tài khoản lưu ký CK.

Các công ty cổ phần chỉ cần gửi giấy mời dự họp cùng tài liệu tới các CTCK. Cổ đông lưu ký cổ phần tại thành viên lưu ký nào thì sẽ nhận quyền tham dự, giấy mời dự họp cùng tại liệu ĐHĐCĐ tại đó. Như vậy sẽ không thể thất lạc giấy mời và cổ đông khỏi ấm ức vì không nhận được giấy mời họp.

Thể hiện đúng vai trò chủ sở hữu của cổ đông

Điểm 2 điều 96 luật Doanh nghiệp 2005 quy định: Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;

b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;

d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;

e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

k) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Tuy nhiên hầu hết thời lượng của ĐHĐCĐ là dành cho 3 bài báo cáo có nội dung tương tự nhau của Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc và Trưởng ban kiểm soát. Thời lượng dành cho các đồng sở hữu công ty định hướng phát triển công ty chỉ khoảng 15 phút.

Dư luận cho rằng, chủ toạ các cuộc họp đã cố tình lái cổ đông vào một hướng ít quan trọng nhất. Việc này thực chất đã vi phạm nghiêm trọng các quy định tại các điều 99, điều 103 và điều 104 Luật Doanh nghiệp.

Như vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần ban hành ngay một quyết định, trong đó yêu cầu Chủ tọa ĐHĐCĐ phải mời một luật sư am hiểu Luật Doanh nghiệp, do BKS chỉ định, dự họp để giám sát việc tuân thủ pháp luật của chương trình họp.

Kèm theo thông báo mời họp phải có mẫu chỉ định đại diện theo uỷ quyền dự họp, chương trình họp, phiếu biểu quyết, các tài liệu thảo luận làm cơ sở thông qua quyết định và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp. Nếu công ty có trang thông tin điện tử thì thông báo mời họp và các tài liệu gửi kèm theo phải được công bố trên trang thông tin điện tử đó đồng thời với việc gửi thông báo cho các cổ đông.

Tại Đại hội, nghiêm cấm việc đọc lại các tài liệu đã gửi cho cổ đông để tránh lãng phí thời gian của cuộc họp. Trình tự nội dung được thảo luận tại Đại hội phải theo thứ tự trước sau tại Điểm 2 điều 96 luật Doanh nghiệp 2005 đã đề cập ở trên.

Nguyễn Việt Thành (Hà Nội)

Các tin tức khác

>   15/02: Bản tin 20 giờ qua (15/02/2012)

>   AMC không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (14/02/2012)

>   Chỉ thị 01: Chính sách đầu tiên hỗ trợ chứng khoán (14/02/2012)

>   Chốt quyền sớm làm giảm tỷ lệ tham dự Đại hội? (14/02/2012)

>   WesternBank: Có cơ sở VDC và TNG bán khống cổ phiếu VDL (14/02/2012)

>   Chứng khoán đâu chỉ phụ thuộc vào lãi suất (14/02/2012)

>   Mạnh tay cứu chứng khoán (14/02/2012)

>   14/02: Bản tin 20 giờ qua (14/02/2012)

>   Các kịch bản đối với chỉ số VN-Index (13/02/2012)

>   Kéo dài thời gian giao dịch: giải pháp thứ yếu (13/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật