Thứ Tư, 29/02/2012 22:21

Góc nhìn 01/03: Vẫn tăng!

Hầu hết công ty chứng khoán đều cho rằng thị trường sẽ tiếp tục xu hướng tăng, trong khi ACBS lại dự đoán hai chỉ số vẫn có thể đảo chiều giảm trong các phiên tiếp theo.

Sẽ tăng nhưng tránh mua đuổi

Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS): Chịu ảnh hưởng từ phiên điều chỉnh với khối lượng và giá trị giao dịch bùng nổ liền trước đó, trong phiên giao dịch ngày 29/02, cả HNX và VN-Index đều khởi động khá ngập ngừng trong sự giằng co mạnh giữa cung và cầu. Đến khi đóng cửa, hai chỉ số đều đã lội ngược dòng thành công và được gam màu xanh bao phủ, nếu như sàn HOSE có sự hỗ trợ mạnh của một số cổ phiếu vốn hóa lớn trụ cột thì sàn Hà Nội lại nhận được động lực từ các cổ phiếu nóng có tính thanh khoản cao và thị giá thấp.

Tâm lý của các nhà đầu tư nhìn chung vẫn tỏ ra khá lạc quan và tích cực, lực cầu mặc dù không đột phá nhưng vẫn rất bền bỉ, trong khi đó lượng cung hàng cũng đã được điều tiết hợp lý.

Tính thanh khoản của thị trường sụt giảm so với phiên liền trước nhưng đang được duy trì ở mức rất cao, một tín hiệu tích cực về sức hút của thị trường với dòng tiền, sự đột biến về khối lượng và giá trị giao dịch trên sàn HOSE chủ yếu do giao dịch thỏa thuận.

Với quan điểm tích cực, chúng tôi cho rằng, khả năng thị trường tiếp tục tăng điểm trong thời gian tới là không hề thấp, tuy nhiên sự thận trọng luôn là cần thiết và để giảm thiểu rủi ro, trong đó có rủi ro T+, các nhà đầu tư nên tránh mua đuổi giá cao và nên chờ đợi phiên điều chỉnh hoặc cơ hội điều chỉnh trong phiên để cơ cấu lại danh mục.

Xu thể tăng trở lại chưa thể khẳng định

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Áp lực bán tiếp tục gia tăng cùng tâm lý chốt lời khiến hàng loạt cổ phiếu lớn giảm điểm, kéo theo đà giảm mạnh của chỉ số trong nửa đầu phiên giao dịch. Tuy nhiên, về cuối phiên, ngưỡng hỗ trợ 420 điểm đã phát huy hiệu quả nâng đỡ thị trường trong ngắn hạn giúp VN-Index đảo chiều thành công.

Sức cầu khá lớn duy trì quanh ngưỡng 420 điểm là nguyên nhân chính giúp thị trường hồi phục trở lại vào cuối phiên. Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index tăng nhẹ 1.42 điểm lên mức 423.64 điểm với thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao.

Nhìn chung, phiên này mang đến tín hiệu tích cực hơn về diễn biến của VN-Index trong ngắn hạn. Dòng tiền vào thị trường được duy trì khá tốt và đóng vai trò nâng đỡ thị trường. Tuy nhiên, xu thế tăng điểm trở lại vẫn chưa thực sự khẳng định trước khi chỉ số có thể phá vỡ được ngưỡng kháng cự trung hạn tại 430 điểm và cao hơn là 440 điểm.

Rủi ro thị trường vẫn ở mức cao và nhà đầu tư với mức chịu rủi ro thấp không nên tham gia thị trường. Khả năng cao, VN-Index sẽ tiếp tục diễn biến giằng co trong khu vực 420 - 430 điểm trước khi cho tín hiệu của xu thế biến động rõ ràng hơn.

Chờ đợi cơ hội bán tốt nhất

CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI): Chỉ số hai sàn tiếp tục tăng trở lại, thanh khoản vẫn cao và các mã cổ phiếu phân hóa ngày càng mạnh mẽ. Điểm đáng chú ý là nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lượng mua ròng rất mạnh trên sàn HOSE khi họ mua ròng tới 158 tỷ đồng trong phiên 29/2.

Sức mua của khối ngoại hiện vẫn đang là một lực cầu hỗ trợ rất đáng kể với chỉ số VN-Index.

Về mặt kĩ thuật, VN-Index vẫn trong xu thế tăng hiện hữu và có khả năng hướng tới mốc 440 điểm, còn HNX-Index có khả năng tiếp tục hướng tới 72 điểm. Tuy nhiên, hiện tượng phân kỳ âm xuất hiện trên công cụ MFI và RSI đang là một tín hiệu cảnh báo cho thấy rủi ro ngắn hạn đang tăng cao.

Do đó, nếu thị trường tiếp tục tăng trong những phiên tới thì nhà đầu tư cần cân nhắc tới khả năng rủi ro nhiều hơn khi tham gia vào thị trường. Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu thì có thể tiếp tục giữ danh mục để có thể lựa chọn thời điểm bán tốt nhất.

Khả năng hai chỉ số sẽ mất điểm

Công ty Chứng khoán ACB (ACBS): Mặc dù VN-Index đóng cửa tăng nhẹ, nhưng xu hướng đi ngang trong trong phiên cùng khối lượng giao dịch lớn cho thấy sự giằng co.

Chúng tôi vẫn cho rằng VN-Index có thể mất điểm trong các phiên tới. Tuy nhiên, chúng tôi duy trì quan điểm tích cực trong ngắn hạn. Do đó, các phiên  điều chỉnh là cơ hội mua vào cho nhà đầu tư.

Chỉ số VN30-Index tiếp tục tăng mạnh hơn VN-Index nhờ sự vượt trội của STB, EIB. Tương tự VN-Index, chúng tôi nghi ngờ khả năng tiếp tục tăng cao của VN30-Index trong các phiên tới.

EIB có phiên thứ hai đạt khối lượng giao dịch thỏa thuận trên 30 triệu cp. Về mặt kỹ thuật, EIB đang trong xu hướng tăng dài hạn. Việc mã này vừa thiết lập đỉnh cao lịch sử mới ở 17,900 cho thấy lực cầu rất mạnh. Về dài hạn, chúng tôi tiếp tục cho rằng EIB sẽ tiến lên các mức cao hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, một giai đoạn tích lũy là cần thiết để bên mua hấp thụ hết lượng cung giá cao.

Trên sàn Hà Nội, sau hơn nửa thời gian đầu lình xình trong vùng hẹp 67-68, bên mua gia tăng lực cầu, giúp HNX-Index tăng mạnh ngày hôm qua.

Phiên tăng này khá bất ngờ khi HNX-Index bị bán tháo trong phiên trước đó. Trong các phiên tới, HNX-Index có thể quay lại vùng kháng cự 70-72, đồng thời là mức Fibonacci 61.8% của sóng giảm từ 80 xuống 54.

Tuy nhiên, chúng tôi thiên về khả năng HNX-Index sẽ mất điểm và quay về vùng hỗ trợ 64-65.

Viết Vinh (Vietstock)

FINFONET

Các tin tức khác

>   Ông Hoàng Thạch Lân: “Cách thức đầu tư theo đám đông đang chi phối” (29/02/2012)

>   Góc nhìn 29/02: Cơ hội để tái cơ cấu danh mục? (28/02/2012)

>   Góc nhìn 28/02: Tăng nhưng tránh mua đuổi (27/02/2012)

>   Góc nhìn 27/02 – 02/03: Áp lực chốt lời có đáng ngại? (26/02/2012)

>   Có dòng tiền đang đổ vào thị trường chứng khoán (26/02/2012)

>   Góc nhìn 24/02: Tiếp tục vị thế mua (23/02/2012)

>   Góc nhìn 23/02: Nhiều mã có tín hiệu mua mạnh (22/02/2012)

>   Thắt chặt tín dụng... tốt cho TTCK (22/02/2012)

>   Thành viên HĐQT Sacombank phải được NHNN chấp thuận (22/02/2012)

>   Góc nhìn 22/02: Xu thế điều chỉnh là tất yếu (21/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật