Thứ Bảy, 25/02/2012 12:19

Doanh nghiệp dệt may thắt lưng buộc bụng

15 doanh nghiệp lớn, đại diện 3 khối sản xuất dệt, may và thương mại dịch vụ vừa ký giao ước với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cam kết tiết giảm chi phí tối thiểu 5% trong năm 2012.

Theo tính toán, nếu các điều kiện kinh doanh không thay đổi so với kế hoạch đã triển khai, thì chương trình tiết kiệm này sẽ giúp Vinatex có thêm 178,6 tỷ đồng, nâng tổng mức lợi nhuận dự kiến từ 1.500 tỷ đồng lên gần 1.700 tỷ đồng trong năm nay.

Năm 2012 được đánh giá là năm khó khăn của ngành dệt may Việt Nam, khi nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU có dấu hiệu suy giảm. Trong bối cảnh đó, cắt giảm chi phí là giải pháp sống còn của các doanh nghiệp trong ngành.

Để thu về 178,6 tỷ đồng, 100% doanh nghiệp trong Tập đoàn phải thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm, từ tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, giảm tồn kho, giảm chi phí hành chính…

Là một trong những đơn vị thành viên của Tập đoàn, từ năm 2011, Tổng công ty cổ phần May 10 đã triển khai sâu rộng các giải pháp tiết kiệm. Nhờ đó, lợi nhuận của May 10 năm 2011 đạt gần 33 tỷ đồng (chưa tính lợi nhuận của các công ty liên doanh và công ty con).

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc May 10 cho hay, trong tất cả các khâu, tiết kiệm trong đầu tư xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Thời gian xây dựng càng nhanh, thì mức chi phí càng thấp. Điển hình là, Xí nghiệp Veston Hưng Hà (Thái Bình) đã được May 10 đầu tư xây dựng, lắp đặt thiết bị và tính đến thời điểm xuất khẩu container hàng đầu tiên chỉ trong thời gian 7 tháng.

Số liệu công bố của Vinatex cho thấy, năm 2011, nhờ đổi mới công tác quản lý sản xuất, tăng năng suất lao động, áp dụng các biện pháp siết chặt giá thành, giảm định  mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư trên từng sản phẩm trong các lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, nhuộm…, các doanh nghiệp thành viên đã tiết kiệm được 741,9 tỷ đồng.

Mặc dù cam kết cắt giảm 5% chi phí hành chính cùng các chi phí sản xuất khác, nhưng các doanh nghiệp trong Tập đoàn vẫn cam kết tăng 15% lương cho người lao động. Bà Dương Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần May Nhà Bè cho rằng, cắt giảm từ chi phí nhỏ nhất, nhưng vẫn phải đạt được mục tiêu tăng thu nhập cho người lao động là điều cực kỳ khó với mỗi doanh nghiệp. Theo bà Dung, trong cơ cấu giá gia công, có đến 65% là chi phí giá nhân công, 35% còn lại là chi phí khác. Thậm chí, tại TP.HCM, chi phí nhân công lên tới 70%.

Trong bối cảnh giá đầu vào tăng, đầu ra giảm, lợi nhuận ngành dệt may năm nay đứng trước nguy cơ bị thu hẹp, bởi vậy giải pháp tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất trực tiếp và gián tiếp, hạ giá thành… có ý nghĩa rất lớn.

Hải Yến

Đầu tư

Các tin tức khác

>   Cân nhắc khi cho mở casino (25/02/2012)

>   Những điểm khiến thế giới sửng sốt về Việt Nam (25/02/2012)

>   Việt Nam là thị trường xuất khẩu hấp dẫn của Mỹ (25/02/2012)

>   Phải xây dựng chính sách để tạo đột phá cho Quảng Ninh (25/02/2012)

>   Nhiều sản phẩm nhựa trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực (25/02/2012)

>   Chính quyền tỉnh đã làm gì cho doanh nghiệp? (25/02/2012)

>   Nhà cung cấp 'vây' Fivimart đòi nợ (25/02/2012)

>   Nghịch lý ngành than (25/02/2012)

>   Hàng không lại tăng độc quyền (24/02/2012)

>   Nielsen: Doanh nghiệp cho rằng kinh doanh sẽ khó khăn hơn (24/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật