Thứ Bảy, 25/02/2012 11:01

Việt Nam là thị trường xuất khẩu hấp dẫn của Mỹ

Trang Entrepreneur vừa trích dẫn 10 thị trường xuất khẩu được cho là hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ, trong đó có thị trường Việt Nam, với những lĩnh vực tiềm năng như: máy móc, nhựa, giáo dục, công nghệ thông tin, xử lý nước thải.

Khi Jeffrey Nash quyết định tung ra thị trường thế giới dòng xe tập đi cho trẻ em có khung giúp giữ bé khi di chuyển, ông đã không lường trước được việc sẽ phải đối phó với các quan chức chính phủ tại các nước xuất khẩu như thế nào. Bởi lẽ các quốc gia như Canada hay Nam Phi cấm các loại xe nôi cho trẻ.

Với nhiều người thì câu chuyện kể trên có vẻ như quá nhiều rắc rối, thế nhưng ông Nash vẫn cứ tiếp tục mở rộng xuất khẩu. Ông nói rằng “Chúng ta sẽ thu được nguồn lợi nhuận lớn hơn nếu cứ mở cửa tới các thị trường xuất khẩu bị cản trở bởi nhiều luật lệ và quy định. Bạn cứ nhảy vào, chiếm lĩnh từng phần và rồi bạn sẽ có được thị trường đó”.

Dưới đây là 10 thị trường xuất khẩu hấp dẫn dành cho các doanh nghiệp nhỏ muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô ra khỏi biên giới lãnh thổ nước mình.

Các quốc gia được liệt kê theo thứ tự chữ cái, và thông tin được rút ra từ Cơ quan Phát triển Thương mại Hoa Kỳ (USTDA), Cục Quản lý Thương mại Quốc tế của Bộ Thương mại Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ và các quốc gia mục tiêu trong Sáng kiến ​​xuất khẩu quốc gia của chính phủ Mỹ.

1. Brazil

“Brazil là quốc gia màu mỡ cho xuất khẩu” - bà Leila A. Afais, giám đốc phụ trách bộ phận xúc tiến xuất khẩu tại USTDA nhận xét. Cường quốc nông nghiệp này là một trong những thị trường công nghệ thông tin lớn nhất trên thế giới. Hơn nữa, nước này cũng đang chú trọng đầu từ phát triển cơ sở hạ tầng để chào đón World cup 2014 và thế vận hội Olympic năm 2016 sẽ diễn ra tại đây. Ngoài ra, Brazil có số dân đông nhất Nam Mỹ và nền kinh tế tăng trưởng ở mức 3,11% theo ước tính năm ngoái.

Tiềm năng là vậy, nhưng bà Afais vẫn khuyên các công ty nên làm việc kỹ lưỡng với chính quyền địa phương để đảm bảo rằng các sản phẩm của họ được xếp đúng danh mục, bởi các mặt hàng bị hạn chế hay cấm là dựa vào việc phân loại này.

Những ngành tiềm năng: thiết bị phục vụ nông nghiệp, hàng tiêu dùng, dịch vụ và các sản phẩm công nghệ thông tin.

2. Colombia

Trong 15 năm gần đây, Colombia, nền kinh thế lớn thứ ba Nam Mỹ đã chuyển dịch từ thị trường bị kiểm soát sang cơ chế thị trường tự do với đông đảo tầng lớp trung lưu và có thương mại được ký kết hồi tháng 10/2011 đã tạo động lực cho hàng loạt chiến dịch kinh doanh nhắm đến các mối giao thương với các công ty Hoa Kỳ.

Những ngành tiềm năng: các dịch vụ và thiết bị an ninh, tư vấn vận tải và công nghệ, các dịch vụ và thiết bị xử lý dữ liệu.

3. Ấn Độ

Ấn Độ là một thị trường mới nổi có nguồn cầu lớn đối với các hàng hoá và dịch vụ từ Hoa Kỳ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ước tính rằng nhóm dân số trẻ ở Ấn Độ có độ tuổi trung bình là 25 và sẽ tăng gấp 10 lần vào năm 2025. Đây là một thị trường nhiều thách thức bởi thuế xuất nhập khẩu cao, môi trường đa văn hoá và ngôn ngữ và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nghèo nàn.

Những ngành tiềm năng: các dịch vụ giáo dục, may công nghiệp, thiết bị đông lạnh và chế biến thực phẩm, điện tử, thiết bị kiểm soat ô nhiễm và năng lượng sạch.

4. Indonesia

Indonesia là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á với dân số đứng thứ tư thế giới, trong đó một nửa số dân dưới độ tuổi 30, và có tốc độ tăng trưởng kinh tế được ước tính khoảng 8% vào năm ngoái. Nằm trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu hàng đầu đối với các sản phẩm nông nghiệp từ Hoa Kỳ, quốc gia này có một nền dân chủ thịnh vượng và đang trên đà hướng tới việc bãi bỏ mọi quy định đối với xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, bộ máy quản lý tại nước này vẫn còn trì trệ và những bất cập về cơ sở hạ tầng có thế gây tốn kém chi phí kinh doanh.

Những ngành tiềm năng: Các dịch vụ và sản phẩm công nghệ thông tin, các dịch vụ tài chính và ngân hàng, năng lượng sạch và giáo dục đào tạo.

5. Mexico

Tham gia vào hiệp định mậu dịch tự do khối Bắc Mỹ, Mexico là một đối tác lâu năm của Hoa Kỳ và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Mỹ. Giá trị thương mại giữa hai nước trung bình hơn 850 triệu USD/ngày. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Hoa Kỳ luôn khuyến cáo các doanh nghiệp nên thông qua luật sư trước khi ký kết với các đối tác Mexico do sự khác biệt trong hệ thống luật pháp của hai nước.

Những ngành tiềm năng: Hàng tiêu dùng, đồ nhựa và bao bì đóng gói, du lịch và các dịch vụ du lịch, xây dựng và kiến trúc.

6. Morocco

Morocco là quốc gia châu Phi đầu tiên ký kết hiệp định mậu dịch với Hoa Kỳ và ngày càng đóng vai trò quan trọng tại thị trường Bắc Phi. Năm nay, mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Morocco là 5%. Với khoảng cách gần về vị trí địa lý cũng như nguồn lao động giá rẻ, Morocco đang thu hút nhiều công ty châu Âu.

Những ngành tiềm năng: năng lượng tái tạo, xử lý nước, xây dựng, các thiết bị an ninh và bảo hộ lao động.

7. Nigeria

Quốc gia Tây Phi này là nước đông dân nhất lục địa châu Phi và chiếm tới 40% tổng sản lượng hàng hoá nhập khẩu vào khu vực. Trong năm 2009, Nigeria có tỉ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đáng nể ở mức 6,1% và đặt mục tiêu trở thành một trong 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2020. Các doanh nghiệp được khuyến cáo rằng mặc dù lượng cầu của thị trường này là khá lớn, nhưng họ vẫn cần làm việc với chính quyền nước sở tại hoặc thông qua chuyên gia giàu kinh nghiệm bởi tỉ lệ tội pham, lừa đảo cao. Ngoài ra, ở đây còn nhiều bất cập về nguồn năng lượng cũng như cơ sở hạ tầng vận tải.

Những ngành tiềm năng: Dịch vụ và thiết bị y tế, linh kiện ô tô, tàu thuỷ và các dịch vụ tài chính.

8. Nam Phi

Nam Phi là nền kinh tế mở rộng đang phát triển và chiếm 31% GDP của vùng cận sa mạc Sahara Châu Phi vào năm 2010. Nước này là một thị trường hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp bởi hệ thống ngân hàng ổn định, cơ sở hạ tầng kiên cố cũng như môi trường kinh doanh thân thiện.

Những ngành tiềm năng: vận tải, chuyển nhượng kinh doanh, công nghệ thông tin và các thiết bị.

9. Thổ Nhĩ Kỳ

Xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tăng tới 40% riêng trong hai năm 2009-2010, nhiều chuyên gia dự báo, tỷ lệ này sẽ còn tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới . Nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng ước tính vào khoảng 4,6% trong năm ngoái. Đây cũng là một quốc gia có nền tài chính và chính trị ổn định và đã đề nghị được gia nhập Liên minh Châu Âu.

Những ngành tiềm năng: sản phẩm và dịch vụ liên quan đến du lịch và hàng tiêu dùng.

10. Việt Nam

Trong khi những nền kinh tế tăng trưởng lớn như Brazil và Trung Quốc thu hút nhiều sự chú ý thì Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng đều đặn. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng được ước tính vào khoảng 5,8%. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số trở ngại như: hệ thống pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện, nạn tham nhũng hay sự lỏng lẻo trong vấn đề quản lý sở hữu trí tuệ.

Những ngành tiềm năng: Máy móc, nhựa, giáo dục, công nghệ thông tin, chuyển nhượng kinh doanh, thiết bị xử lý nước thải.

Lan Trinh (Theo Entrepreneur)

Dân trí

Các tin tức khác

>   Phải xây dựng chính sách để tạo đột phá cho Quảng Ninh (25/02/2012)

>   Nhiều sản phẩm nhựa trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực (25/02/2012)

>   Chính quyền tỉnh đã làm gì cho doanh nghiệp? (25/02/2012)

>   Nhà cung cấp 'vây' Fivimart đòi nợ (25/02/2012)

>   Nghịch lý ngành than (25/02/2012)

>   Hàng không lại tăng độc quyền (24/02/2012)

>   Nielsen: Doanh nghiệp cho rằng kinh doanh sẽ khó khăn hơn (24/02/2012)

>   Trái chiều số phận hai siêu dự án tại Hà Tĩnh (24/02/2012)

>   TKV đang làm thủ tục thoái vốn 217 tỷ đồng (24/02/2012)

>   Ngành than muốn mua mỏ ở nước ngoài (24/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật