Thứ Tư, 15/02/2012 16:55

“Chốt 51%, DN sẽ thua khi vướng kiện cáo”

TS. Nguyễn Đình Cung

“DN vận dụng Nghị quyết 71/2006 để tổ chức ĐHCĐ lần đầu khi có ít nhất 51% cổ phần có quyền biểu quyết tham dự sẽ đối mặt với nhiều rủi ro”.

Đó là cảnh báo của TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khi trao đổi với ĐTCK.

Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, với Nghị quyết 71/2006 của Quốc hội về phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO, thì chỉ cần có ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham gia là ĐHCĐ lần đầu của DN được tiến hành hợp pháp, thay vì tỷ lệ 65%. Là người tham gia soạn thảo Luật Doanh nghiệp, ông có đồng ý với lập luận này?

Trước hết, tôi khẳng định, việc DN vận dụng Nghị quyết 71 để làm căn cứ áp dụng tỷ lệ 51% thay vì 65% là không đúng xét về mặt bản chất, bởi văn bản này không đề cập trực diện, cụ thể rằng, tất cả các DN được phép họp ĐHCĐ lần đầu khi chỉ cần hội đủ ít nhất 51% cổ phần có quyền biểu quyết. Do đó, cách vận dụng này không đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý. Lý do là bởi Nghị quyết 71 là văn bản phái sinh từ văn bản gốc là Báo cáo gia nhập WTO của Việt Nam. Nói như vậy để khẳng định rằng, nếu DN áp dụng tỷ lệ 51% mà dẫn đến tranh chấp phát sinh, thì các cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ căn cứ vào cái gốc để đưa ra phán quyết. Trong trường hợp này, gôc là Luật Doanh nghiệp và Báo cáo gia nhập WTO.

Ý ông khẳng định DN áp dụng tỷ lệ 51% là sai luật?

Theo nguyên tắc áp dụng luật là phải dựa vào quy định chính thống, chứ không thể căn cứ vào các quy định mang tính phái sinh, thì việc các DN vận dụng tỷ lệ 51% là không đúng luật. Tuy nhiên, nếu DN vận dụng tỷ lệ này mà các quyết định tại ĐHCĐ được thông qua suôn sẻ, sau đó không phát sinh tranh chấp, khiếu kiện thì mọi chuyện êm xuôi. Thế nhưng, nếu phát sinh kiện tụng thì nguy cơ DN bị xử thua là gần như chắc chắn.

Như phân tích của ông thì có một mâu thuẫn, trong khi coi DN vận dụng tỷ lệ 51% là không đúng luật, nhưng nếu ĐHCĐ lần đầu diễn ra thành công, sau đó không phát sinh kiện tụng, thì Nghị quyết ĐHCĐ đương nhiên hợp pháp?

DN vận dụng không đúng quy định pháp lý, nhưng bản thân những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, mà ở đây cụ thể là các cổ đông nếu cảm thấy quyền và lợi ích của mình không bị xâm hại, thì những gì thông qua tại ĐHCĐ đương nhiên được họ tự nguyện thừa nhận và chấp hành. Ngược lại, nếu có khiếu nại phát sinh thì đương nhiên sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét và trong trường hợp đó, DN đối mặt với nguy cơ thua kiện rất cao.

Trong quá trình rà soát pháp luật về kinh doanh kết thúc cuối năm ngoái, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã thay mặt cộng đồng DN kiến nghị Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp theo hướng giảm tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết từ ít nhất 65% hiện tại xuống ít nhất 51% là đủ điều kiện họp ĐHCĐ lần đầu. Ông có ủng hộ phương án sửa đổi này?

DN đã nhiều lần kiến nghị giảm tỷ lệ 65% xuống 51% để tháo gỡ bế tắc mà họ gặp phải trong lần đầu họp ĐHCĐ, nhưng đến thời điểm này, kế hoạch sửa đổi Luật Doanh nghiệp vẫn chưa được cơ quan quản lý hé lộ. Việc giảm tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết khi họp ĐHCĐ lần đầu xuống bao nhiêu cần tính toán thêm. Tuy nhiên, ngay cả khi kiến nghị này được luật hóa, thì cũng chỉ là một giải pháp thứ yếu để gỡ khó cho DN. Vấn đề mấu chốt nằm ở chính sự nỗ lực của DN.

Thực tiễn cho thấy một đặc thù trong sở hữu cổ phần tại các DN Việt Nam là mang tính phân tán rất cao. Đa phần cổ đông nhỏ lẻ khi mua cổ phần với mục đích chính là lướt sóng, chứ hầu như không quan tâm tới hoạt động của DN nói chung, ĐHCĐ nói riêng. Nói như vậy để thấy, ngay cả khi giảm tỷ lệ xuống 51% mà DN không có biện pháp tập hợp cổ đông đi dự họp, thì chuyện thất bại trong triệu tập ĐHCĐ vẫn khó tránh khỏi.

Điều này được chứng minh trong mùa ĐHCĐ năm 2011 khi trong lần tổ chức ĐHCĐ thứ hai, nhiều DN vẫn không hội đủ tỷ lệ 51%. Bởi vậy, muốn nâng cao lượng cổ đông dự họp, các DN cần áp dụng nhiều biện pháp theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho cổ đông tham dự. Trong đó, họp ĐHCĐ trực tuyến là một giải pháp khả thi, bởi chỉ cần có mạng Internet, cổ đông dễ dàng tham gia ĐHCĐ ở bất cứ đâu mà không tốn chi phí và thời gian đến dự đại hội trực tiếp.

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là ĐHCĐ trực tuyến khác với hình thức họp theo kiểu cầu truyền hình được tổ chức tại một vài đầu cầu, bởi hình thức này vẫn đòi hỏi cổ đông di chuyển đến một số địa điểm nhất định khiến họ ngại tham gia.

Hữu Hòe thực hiện

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Chỉ thị 01 và công văn 674: Những điểm đáng chú ý (15/02/2012)

>   TTCK sẽ không có nhiều biến động mạnh sau Chỉ thị 01 (15/02/2012)

>   Góc nhìn ngày 15/02: Xu thế điều chỉnh vẫn còn (14/02/2012)

>   Chiến lược giao dịch ngày 14/02/2012 (14/02/2012)

>   Góc nhìn ngày 14/02: Ngừng giải ngân để tránh rủi ro (13/02/2012)

>   VAFI: “Bộ trưởng nên hỏi Thứ trưởng về an toàn tài sản NĐT” (13/02/2012)

>   Thận trọng với chứng khoán nửa đầu năm (13/02/2012)

>   Góc nhìn tuần 13-17/02: Điều chỉnh để tăng tiếp hay đi xuống? (12/02/2012)

>   Tiếng nói nhà đầu tư: Khi niềm tin trở lại (12/02/2012)

>   VAFI đề xuất giảm mạnh số công ty chứng khoán (10/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật