Thứ Năm, 05/01/2012 16:34

Cổ phiếu “nóng”

VIS: “Ngôi sao” ngành thép đang bị lãng quên?

(Vietstock) – Với Tỷ lệ Nợ /Tổng tài sản và Tỷ lệ Nợ/VCSH lần lượt ở mức 0.49 lần và 0.96 lần, VIS đang sở hữu một cơ cấu vốn an toàn nhất so với các công ty trong ngành.

VIS: KQKD khá tích cực, nhưng giá sụt giảm mạnh cùng với thị trường

Cổ phiếu của CTCP Thép Việt Ý (HOSE: VIS) có mức giao dịch tương đối ổn định trên thị trường, với khối lượng giao dịch trung bình 52 tuần lên đến 241,682 đơn vị.

Kết quả hoạt động 3 quý đầu năm 2011 của VIS khá tích cực so với các công ty cùng ngành. Tuy vậy, trước sự sụt giảm của toàn thị trường, cổ phiếu này vẫn bị bán ra mạnh và giá đã rớt về gần mệnh giá trong thời gian gần đây.

Năm 2011 tăng trưởng mạnh, hệ số nợ thuộc nhóm thấp nhất ngành

Lợi nhuận quý 3 sụt giảm so với cùng kỳ. Doanh thu thuần quý 3 đạt 1,016.7 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá vốn tăng mạnh cùng với chi phí lãi vay gia tăng đã khiến lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 11.5 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ.

Nhiều khả năng yếu tố chi phí gia tăng sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của VIS trong những quý tiếp theo.

Hoàn thành kế hoạch năm. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2011, tổng doanh thu của VIS đạt 2,985 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 134.7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 100 tỷ đồng, cùng tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.

So với kế hoạch năm 2011, VIS đã hoàn thành vượt 3% kế hoạch doanh thu và 41% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

VIS dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2011 sẽ đạt gần 150 tỷ đồng, hoàn thành vượt 67% kế hoạch năm.

Với mức lợi nhuận này và mức giá 11,500 đồng tại ngày 05/1/2012, VIS đang giao dịch với P/E 2011 ước tính 3.06 lần.

Lượng hàng tồn kho quý 3/2011 giảm mạnh so với quý 2. Kết thúc quý 3, lượng hàng tồn kho của VIS chỉ còn 274 tỷ đồng, giảm mạnh 43.4% so với qúy 2/2011 và giảm 60% so với cùng kỳ. Tình hình tiêu thụ đang chậm lại có thể là lý do khiến VIS không gia tăng thêm lượng hàng tồn kho, nhằm hạn chế bớt vốn lưu động của công ty, giảm chi phí tài chính.

Các chỉ số về nợ tốt nhất so với ngành. Hiện tổng nợ phải trả của VIS là 574 tỷ đồng chủ yếu là nợ ngắn hạn 573 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả ngân hàng là 350 tỷ đồng. Với Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản và Tỷ lệ Nợ/VCSH lần lượt ở mức 0.49 lần và 0.96 lần, VIS đang sở hữu một cơ cấu vốn an toàn nhất so với các công ty trong ngành.

Hiệu quả hoạt động cao. Các chỉ số ROS, ROE, ROA của VIS hiện cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành cũng như các công ty có cùng quy mô (xem bảng bên dưới).

Quy mô vẫn còn nhỏ và VIS đang nâng thêm công suất nhà máy. Hiện VIS đang sử dụng dây chuyền với công suất thiết kế 250 ngàn tấn/ năm, thị phần trong nước đạt khoảng 5.3%. Hiện công ty đang tập trung nguồn lực để nâng thêm công suất lên 450 ngàn tấn/ năm, việc nâng thêm công suất sẽ giúp VIS nâng thị phần lên khoảng 7.5%.

Những lợi thế và thách thức của VIS

Lợi thế:

• Được sự hỗ trợ từ Tập đoàn Sông Đà. Hầu hết thép của VIS sản xuất được tiêu thụ bởi các dự án của Tập  đoàn Sông Đà (chiếm 80% sản lượng tiêu thụ) nên sản lượng thép tiêu thụ sẽ có đầu ra ổn định.

• Nguồn cung phôi thép ổn định. Hiện VIS đang nắm 42.79% cổ phần (tương ứng với 199.4 tỷ đồng vốn điều lệ) tại CTCP Luyện thép Sông Đà. Với công suất 400 ngàn tấn/ năm, đây chính là nguồn cung cấp phôi ổn định, giúp VIS mở rộng thị phần trong nước cũng như xuất khẩu. Mặc dù điều này sẽ giúp nguồn cung nguyên liệu ổn định và bớt đi rủi ro về biến động tỷ giá, nhưng cũng vẫn cần chú ý đến hiện tượng chuyển giá có thể xảy ra giữa hai công ty này.

• Công nghệ hiện đại. Nhà máy sản xuất thép của VIS được trang bị dây chuyền cán thép hiện đại, giúp đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.

Thách thức:

• Nhu cầu thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục yếu đi, do kế hoạch cắt giảm đầu tư công của Chính phủ, trong khi thị trường Bất động sản, Xây dựng vẫn đang tiếp tục trầm lắng.

• Canh tranh ngày càng quyết liệt. Hiện sản lượng sản xuất thép trong nước đang sắp vượt quá nhu cầu sử dụng; bên cạnh đó lượng thép nhập từ ASEAN và Trung Quốc càng khiến cạnh tranh trở nên quyết liệt.

• Giá vốn hàng bán nhiều khả năng tiếp tục gia tăng, do chi phí nguyên vật liệu như than, điện vẫn đang chịu áp lực tăng giá, trong khi chi phí lãi vay vẫn đang duy trì ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm xuống.

• Chịu rủi ro tỷ giá. Như các doanh nghiệp cùng ngành, nguồn nguyên liệu của VIS phụ thuộc vào nhập khẩu nên VIS chịu rủi ro của sự biến động giá nguyên liệu thép thế giới và tỷ giá USD/VND. Trong năm 2012, tỷ giá USD được dự báo tiếp tục gia tăng và điều này sẽ tác động đến chi phí tài chính của VIS.

Giá cổ phiếu VIS đang dịch chuyển về vùng đáy lịch sử

Trong vòng 16 tháng qua, giá cổ phiếu VIS liên tục sụt giảm mạnh từ vùng 70,000 – 75,000 xuống đến gần vùng 9,000 – 11,000 như hiện nay. Điều này khiến cho VIS đang trở nên hấp dẫn hơn về mặt kỹ thuật bởi những lý do sau:

Thứ nhất, giá đang ở rất gần vùng đáy cũ lịch sử (vùng 9,000 – 11,000). Đây là vùng chống đỡ mạnh và rất nhiều lần chống đỡ thành công cho giá trong nhiều năm nên độ tin cậy là rất cao.

Thứ hai, khối lượng duy trì khá ổn định trong suốt tháng 12/2011, thể hiện qua việc SMA 20 của khối lượng liên tục đi ngang và tăng. Điều này cho thấy lực cầu vào cổ phiếu này đang duy trì khá ổn định và có thể tạo thành nền tảng cho một đợt phục hồi vững chắc trong thời gian tới. 

Chiến lược đầu tư: Mặc dù giá đã thoái lùi khá sâu nhưng xu hướng dài hạn vẫn là giảm điểm mạnh. Vì vậy, việc tranh mua giá cao không phải là một chiến lược cần thiết trong giai đoạn này.

Chiến lược đề nghị là canh mua trong những phiên giảm điểm mạnh ở gần vùng 9,000 – 11,000. Khối lượng cũng là vấn đề đáng quan tâm: nếu như thanh khoản tiếp tục duy trì mức hiện nay hoặc lớn hơn thì khả năng có phục hồi ngắn hạn là khá cao.

Quang Đức

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu thép đối mặt khó khăn (05/01/2012)

>   Chứng khoán Việt Nam 2011: Dấu ấn tháng 12? (05/01/2012)

>   Nhà đầu tư chứng khoán muốn gì ở Bộ trưởng Huệ? (05/01/2012)

>   Chứng khoán 2012: Có gì được gọi là cơ hội (05/01/2012)

>   Chiến lược giao dịch ngày 05/01/2012 (05/01/2012)

>   05/01: Bản tin 20 giờ qua (05/01/2012)

>   NBW chiếm gần nửa giao dịch trên UPCoM (04/01/2012)

>   Khi tay chơi chính cùng kiệt (04/01/2012)

>   Hủy niêm yết: Ai lợi? (04/01/2012)

>   Thuốc gì chữa bệnh mất niềm tin? (04/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật