Thứ Tư, 04/01/2012 11:19

Việt Nam trong top 15 thị trường đầu tư tiềm năng

Đầu tư vào các thị trường mới nổi, chẳng hạn như nhóm quốc gia BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) hiện là một trong những hướng đi được nhiều nhà đầu tư chọn lựa, trong bối cảnh tăng trưởng của các nước phát triển bị đình trệ.

Tuy nhiên, các thị trường mới nổi hiện cũng đã trở nên bớt hấp dẫn, khi mà kinh tế trung Quốc đang giảm tốc, Ấn Độ thiếu linh hoạt trong kích thích kinh tế, Nga sẽ bầu cử tổng thống vào tháng 3 và Brazil đang vật lộn với vấn nạn lạm phát.

Trong một hoàn cảnh như vậy, việc chọn lựa thị trường nào đang là vấn đề đau đầu nhức óc của không ít nhà đầu tư. Trong một báo cáo gần đây, ngân hàng Citigroup đã đưa ra danh sách 15 thị trường đầu tư tiềm năng, trong đó có Việt Nam.

Dưới đây là giới thiệu sơ lược về các điểm mạnh, yếu của những thị trường trong danh sách này. Số liệu trong bài do trang tin Business Insider tập hợp từ nguồn của Citigroup. Thứ tự các nước trong bài được xếp theo vần chữ cái tên quốc gia.

Argentina

Tỷ lệ tăng trưởng GDP dài hạn: 4,1%

GDP bình quân đầu người: 10.675 USD

GDP: 435,2 tỷ USD

Dân số: 40,8 triệu người

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 98%

Điểm mạnh đáng chú ý: Cơ sở hạ tầng của Argentina tốt hơn các thị trường khác. Nước này cũng có một nền nông nghiệp mạnh. Tiêu dùng nội địa tăng cao đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Những rủi ro cần lưu ý: Lạm phát là nguy cơ lớn của kinh tế Argentina. Đồng Peso có khả năng bị mất giá. Những quan ngại về chính sách có thể tác động lên diễn biến thị trường chứng khoán.

Bangladesh

Tỷ lệ tăng trưởng GDP dài hạn: 7,5%

GDP bình quân đầu người: 764 USD

GDP: 115 tỷ USD

Dân số: 150,5 triệu người

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 56%

Điểm mạnh đáng chú ý: Bangladesh có xuất phát điểm thấp, nên có nhiều “khoảng trống” để tăng trưởng. Đây cũng là nền kinh tế trẻ, tăng trưởng nhanh, lực lượng lao động giá rẻ. Thị trường chứng khoán của Bangladesh rộng lớn hơn và linh hoạt hơn những nơi khác.

Những rủi ro cần lưu ý: Cơ hội việc làm hạn chế đã khiến nhiều người dân Bangladesh chạy ra nước ngoài tìm kiếm kế sinh nhai và hạ tầng cơ sở của nước này cần phải cải thiện. Ngoài ra, những thiếu sót trong quy định và giám sát cũng làm tăng rủi ro cho khu vực tài chính.

Ai Cập

Tỷ lệ tăng trưởng GDP dài hạn: 6,3%

GDP bình quân đầu người: 2.810 USD

GDP: 231,9 tỷ USD

Dân số: 82,5 triệu người

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 66%

Điểm mạnh đáng chú ý: Dân số đang tăng trưởng nhanh chóng ở Ai Cập được tiếp cận nền giáo dục tốt hơn nhiều quốc gia láng giềng. Các mảng năng lượng, thương mại, vận tải và du lịch đều phát triển nhờ vị trí địa lý thuận lợi.

Những rủi ro cần lưu ý: Những nguy cơ từ phong trào “Mùa xuân Arab” vẫn còn cao và nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tháo chạy ra khỏi Ai Cập. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh thiếu niên cũng là một vấn đề mà chính phủ mới đang phải đương đầu.

Ghana

Tỷ lệ tăng trưởng GDP dài hạn: Chưa rõ

GDP bình quân đầu người: 1.546 USD

GDP: 38,6 tỷ USD

Dân số: 25 triệu người

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 67%

Điểm mạnh đáng chú ý: Việc đưa vào khai thác mỏ Jubilee ngoài khơi Ghana đã đưa quốc gia này trở thành nước sản xuất dầu mới nhất trên thế giới. Ghana từ xưa đã nổi tiếng về sự giàu có vàng, ca cao, kim cương và mangan.

Những rủi ro cần lưu ý: Ghana cần tránh “lời nguyền tài nguyên” (resource curse), cụm từ được dùng để mô tả nghịch lý của các quốc gia, vùng lãnh thổ giàu có tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể tái tạo như khoáng sản và nhiên liệu, nhưng không có được tốc độ tăng trưởng và hiệu quả phát triển kinh tế như các nước nghèo tài nguyên. Hơn nữa, nước này còn phải đối mặt với những cuộc bầu cử sau mỗi lần khủng hoảng tài chính.

Iraq

Tỷ lệ tăng trưởng GDP dài hạn: 7,6%

GDP bình quân đầu người: 3.325 USD

GDP: 108,6 tỷ USD

Dân số: 32,7 triệu người

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 78%

Điểm mạnh đáng chú ý: Sản xuất dầu mỏ của Iraq sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn so với bất kỳ quốc gia nào trong thập niên mới.

Những rủi ro cần lưu ý: Các phe phái trong chính quyền bất đồng về luật dầu mỏ. Vấn đề an ninh cũng là một rủi ro lớn đối với quốc gia đã trải qua bao nhiêu năm chiến tranh này.

Kazakhstan

Tỷ lệ tăng trưởng GDP dài hạn: 4,5%

GDP bình quân đầu người: 11.115 USD

GDP: 180,1 tỷ USD

Dân số: 16,2 triệu người

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 100%

Điểm mạnh đáng chú ý: Kazakhstan sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, khoáng sản vàng, đồng, chì và uranium.

Những rủi ro cần lưu ý: Diễn biến xung quanh cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 1 này là điều mà giới đầu tư cần lưu ý. Ngoài ra, khu vực ngân hàng trong nước vẫn đang cố gắng phục hồi sau những khoản nợ xấu.

Kenya

Tỷ lệ tăng trưởng GDP dài hạn: Chưa rõ

GDP bình quân đầu người: 868 USD

GDP: 36,1 tỷ USD

Dân số: 41,6 triệu người

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 87%

Điểm mạnh đáng chú ý: Kenya đã phát hiện được một trữ lượng khí đốt lớn ở ngoài khơi gần biên giới với Ethiopia. Ngành công nghiệp viễn thông của nước này đang tăng trưởng nhanh chóng. Kenya được xem là một trung tâm thương mại và sản xuất ở Đông Phi.

Những rủi ro cần lưu ý: Những căng thẳng về tôn giáo sắc tộc là một trong những vấn đề đáng quan ngại ở Kenya. Ngoài ra, lạm phát của nước này khá cao do giá lương thực đang tăng lên bởi tình trạng khô hạn ở Vùng Sừng châu Phi.

Mông Cổ

Tỷ lệ tăng trưởng GDP dài hạn: 6,9%

GDP bình quân đầu người: 3.127 USD

GDP: 8,8 tỷ USD

Dân số: 2,8 triệu người

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 97%

Điểm mạnh đáng chú ý: Mông Cổ giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đồng và than đá. Đây là một nền kinh tế trẻ, dân số đang tăng trưởng và có tỷ lệ tiết kiệm nội địa cao hơn nhiều thị trường khác.

Những rủi ro cần lưu ý: Mông Cổ, cũng như nhiều quốc gia giàu tài nguyên khác, cần tránh mắc phải “lời nguyền tài nguyên”.

Nigeria

Tỷ lệ tăng trưởng GDP dài hạn: 8,4%

GDP bình quân đầu người: 1.521 USD

GDP: 247,1 tỷ USD

Dân số: 162,5 triệu người

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 61%

Điểm mạnh đáng chú ý: Khu vực ngân hàng của Nigeria hoạt động khá thuận lợi, doanh thu tốt và lạm phát được xem là đã chạm đỉnh.

Những rủi ro cần lưu ý: Những tranh chấp về tôn giáo đang tăng lên, với những vụ tấn công từ nhóm phiến quân Hồi giáo Boko Haram ở khu vực đông bắc nước này trong năm 2011. Ngoài ra, hạ tầng yếu kém cũng kéo lùi tăng trưởng của Nigeria.

Pakistan

Tỷ lệ tăng trưởng GDP dài hạn: 4,9%

GDP bình quân đầu người: 1.155 USD

GDP: 204,1 tỷ USD

Dân số: 176,7 triệu người

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 56%

Điểm mạnh đáng chú ý: Pakistan có dân số lớn, trẻ và đang phát triển.

Những rủi ro cần lưu ý: Tuy nhiên, nền giáo dục của nước này cần được cải thiện. Ngoài ra, những nguy cơ chính trị và an ninh của nước này khá cao.

Romania

Tỷ lệ tăng trưởng GDP dài hạn: 3,5%

GDP bình quân đầu người: 8.645 USD

GDP: 185,3 tỷ USD

Dân số: 21,4 triệu người

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 98%

Điểm mạnh đáng chú ý: Xuất khẩu của nước này đang hồi phục.

Những rủi ro cần lưu ý: 75% các ngân hàng của Romania thuộc quyền quản lý của nhà băng châu Âu nên nền tài chính quốc gia này chịu tác động mạnh từ lục địa già. Tăng trưởng GDP của Romania cũng chịu rủi ro do chính sách khắc khổ.

Sri Lanka

Tỷ lệ tăng trưởng GDP dài hạn: 6,6%

GDP bình quân đầu người: 2.795 USD

GDP: 58,8 tỷ USD

Dân số: 21 triệu người

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 91%

Điểm mạnh đáng chú ý: Đầu tư nước ngoài đã tăng mạnh kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến giữa nhóm khủng bố LTTE và Chính phủ Sri Lanla. Xuất khẩu của nước này đã được nâng lên, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may và nông sản.

Những rủi ro cần lưu ý: Kế hoạch thu mua tài sản của Sri Lanka là một trong những rủi ro tiềm tàng đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

Ukraine

Tỷ lệ tăng trưởng GDP dài hạn: 3,7%

GDP bình quân đầu người: 3.604 USD

GDP: 162,9 tỷ USD

Dân số: 45,2 triệu người

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 100%

Điểm mạnh đáng chú ý: Ukraine có nền nông nghiệp thuộc hàng tốt nhất ở châu Âu. Nước này cũng có lực lượng lao động được giáo dục tốt, hỗ trợ sản xuất.

Những rủi ro cần lưu ý: Tham nhũng là một vấn nạn đối với các nhà đầu tư. Thêm vào đó, những vấn đề của Khu vực đồng Euro cũng tác động tới lĩnh vực ngân hàng của nước này. Thêm vào đó, đồng tiền của nước này bị mất giá cũng là một nguy cơ lớn. Ngoài ra, Ukraine còn quá dựa dẫm vào Nga về năng lượng.

Venezuela

Tỷ lệ tăng trưởng GDP dài hạn: 4,3%

GDP bình quân đầu người: 10.525 USD

GDP: 309,8 tỷ USD

Dân số: 29,4 triệu người

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 95%

Điểm mạnh đáng chú ý: Venezuela là một trong những nước có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới và là nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu trên thế giới.

Những rủi ro cần lưu ý: Hơn một nửa nguồn thu của Chính phủ Venezuela là từ xuất khẩu dầu, vì thế kinh tế sẽ chịu rủi ro cùng với sự lên xuống của giá dầu. Thêm vào đó, quyết định quốc hữu hóa các ngành dầu khí, ximăng, sắt thép và siêu thị của Tổng thống Hugo Chavez cũng khiến đầu tư nước ngoài suy giảm.

Việt Nam

Tỷ lệ tăng trưởng GDP dài hạn: 7,4%

GDP bình quân đầu người: 1.370 USD

GDP: 121,6 tỷ USD

Dân số: 88,8 triệu người

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 93%

Điểm mạnh đáng chú ý: Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất cần nhiều nhân lực. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam cũng tăng trưởng khá.

Những rủi ro cần lưu ý: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam khá cao. Ngoài ra, lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam còn yếu.

Hồng Ngọc

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Nghị quyết 01: 7 nhóm giải pháp thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2012 (04/01/2012)

>   Quản chặt vốn vay đầu tư ra nước ngoài (04/01/2012)

>   JPMorgan Chase: Chính sách thắt chặt của Việt Nam bắt đầu hiệu quả (04/01/2012)

>   Giám đốc WB: Thời điểm tốt để cơ cấu lại nền kinh tế (04/01/2012)

>   Cải cách kinh tế năm 2012: Vượt cản ngại của nhóm lợi ích (04/01/2012)

>   Hỏi - đáp với quan chức thống kê về kinh tế năm qua (03/01/2012)

>   Ông Võ Hồng Phúc: '2012 tái cấu trúc kinh tế... để ngày xuân ấm áp' (03/01/2012)

>   Triển vọng các kênh đầu tư “nóng” dưới góc nhìn chuyên gia (03/01/2012)

>   Chủ tịch thưởng Tết nhà 8 tỷ: 'Cơ hội có trong khủng hoảng' (03/01/2012)

>   Hai kỳ vọng lớn đối với các nhà lãnh đạo (03/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật