Thứ Ba, 10/01/2012 19:08

Tín dụng tiêu dùng Mỹ tăng nhờ kinh tế khởi sắc

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ngày 9/1 cho biết tín dụng tiêu dùng tại Mỹ đã tăng 10% trong tháng 11, tương đương 20,4 tỷ USD, lên 2.477,7 tỷ USD so với mức đã được điều chỉnh 2.457,3 tỷ USD hồi tháng 10, gần bằng những mức trước suy thoái và tăng từ mức thấp 2,39 tỷ USD hậu suy thoái hồi tháng 9/2010.

Đây là tháng thứ ba liên tiếp tín dụng tiêu dùng của Mỹ tăng và là tháng có mức tăng cao nhất kể từ tháng 11/2001, một dấu hiệu tích cực cho thấy lòng tin của người dân Mỹ về triển vọng kinh tế đang gia tăng.

Mức tăng tín dụng phần lớn là do người dân vay nhiều hơn để mua ôtô và thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng để mua quà dịp nghỉ lễ (Giáng sinh và Năm mới) vừa qua.

Nhu cầu vay mượn tại Mỹ sụt giảm mạnh trong hơn hai năm trong suốt thời kỳ diễn ra suy thoái kinh tế và ngay sau đó. Tuy nhiên, người tiêu dùng Mỹ đã tăng vay mượn trong 13/14 tháng qua. Họ đã vay nợ thêm sau khi dự đoán tỷ lệ thất nghiệp giảm và nền kinh tế cải thiện, dẫu vẫn còn ở mức khiêm tốn. Nhiều người cũng dựa vào thẻ tín dụng và các khoản vay để bù đắp lại mức lương không theo kịp tốc độ lạm phát trong năm qua.

Doanh số bán hàng ngày lễ cũng tăng mạnh trong tháng 11, còn ngành công nghiệp ôtô Mỹ đã có hai tháng đạt doanh số bán cao nhất trong năm là tháng 11 và tháng 12/2011. Thanh toán bằng thẻ tín dụng đã tăng 5,6 tỷ USD trong tháng 11, mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/2008. Trong khi các khoản vay để mua ô tô và các khoản vay của sinh viên tăng 14,8 tỷ USD, gần bằng mức tăng của tháng 7, mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/2005.

Giáo sư kinh tế Sung Won Sohn thuộc Trường kinh tế Martin Smith thuộc California State University cho rằng nhiều người tiêu dùng có thể đã được thuyết phục bởi những biện pháp khuyến khích mà các nhà bán lẻ và các đại lý ôtô đưa ra để tăng doanh số bán.

Tuy nhiên, Giám đốc phụ trách kinh tế tài chính Paul Edelstein, thuộc IHS Global Insight bày tỏ quan ngại rằng người tiêu dùng có thể đã phụ thuộc vào thẻ tín dụng để tài trợ cho các hoạt động mua sắm đợt nghỉ lễ vừa qua.

Việc tăng vay nợ diễn ra do nhiều người tiêu dùng cho rằng mức lương của họ sẽ tăng ít hoặc không tăng. Thu nhập sau thuế, đã được điều chỉnh theo lạm phát giảm gần 2% trong giai đoạn từ tháng 7-9/2011. Để bù đắp, nhiều người tiêu dùng đã giảm tiết kiệm do đó, tỷ lệ tiết kiệm đã giảm trong tháng 11 xuống 3,5%, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu suy thoái. Tỷ lệ tiết kiệm đã tăng trong năm 2008 lên 5% và ở trên mức này cho tới đầu năm 2011.

Ông Sohn dự đoán tỷ lệ tiết kiệm sẽ chững lại gần bằng mức của tháng 11. Theo ông này, mức tăng về nhu cầu tiêu dùng cũng thúc đẩy các doanh nghiệp thuê thêm nhân công, từ đó cho phép người tiêu dùng có tiền để chi tiêu nhờ thu nhập tăng.

Trong tháng 12, giới chủ đã tạo ra thêm 200.000 việc làm còn tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 8,5%. Đây là tháng thứ sáu liên tiếp nền kinh tế đã tăng thêm ít nhất 100.000 việc làm, thời kỳ dài nhất kể từ năm 2006. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm qua./.

Hải Yến

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Tổng giám đốc IMF: Châu Âu có thể tránh khủng hoảng (10/01/2012)

>   IMF cảnh báo nguy cơ bất bình đẳng đe dọa châu Á (10/01/2012)

>   Các quỹ đầu cơ thua lỗ nặng trong năm 2011 (10/01/2012)

>   Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ từ chức (10/01/2012)

>   Đức cùng Pháp sẽ giải quyết khủng hoảng nợ công (10/01/2012)

>   Năm 2012, dòng vốn tiếp tục dịch chuyển sang thị trường mới nổi (09/01/2012)

>   Dự trữ ngoại tệ của Hong Kong đạt hơn 280 tỷ USD (09/01/2012)

>   Euro hồi phục thấp nhất 16 tháng so với đồng USD (09/01/2012)

>   "Áp thuế giao dịch tài chính gây hại cho cả châu Âu" (09/01/2012)

>   Khủng hoảng nợ châu Âu 2012: “Chưa có dấu hiệu kết thúc” (09/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật