Thứ Ba, 10/01/2012 11:45

IMF cảnh báo nguy cơ bất bình đẳng đe dọa châu Á

Ngày 9/1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lên tiếng cảnh báo bất bình đẳng về thu nhập, về hưởng thụ thành quả phát triển cũng như các cơ hội kinh tế đã trở thành mối đe dọa lớn đối với sự phát triển bền vững của châu Á.

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF Anoop Singh lưu ý rằng mặc dù tăng trưởng cao ấn tượng trong suốt 30 năm qua, nhưng châu Á vẫn là châu lục có số người nghèo khổ cao nhất thế giới.

Bất bình đẳng cũng đã tăng lên cùng với tăng trưởng kinh tế. Bất bình đẳng ở châu Á đã nghiêm trọng hơn so với bất cứ khu vực nào trên thế giới và đã làm giảm tác động của tăng trưởng kinh tế nhanh đến tiến trình giảm đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế cao đã trở nên ít mang tính phổ quát hơn ở nhiều nước châu Á.

Thu nhập của 20% dân số nghèo nhất ở Trung Quốc, các nền kinh tế công nghiệp mới và Nam Á tăng chậm hơn rất nhiều so với thu nhập bình quân tính theo đầu người. Nguy cơ này hiện đã đến mức báo động và cần được chú ý nhiều hơn và nghiêm túc hơn trong các đánh giá kinh tế khu vực châu Á cũng như trong các đối thoại chính sách với các nền kinh tế châu Á.

Quan chức Liên hợp quốc nhấn mạnh trong 3 thập kỷ qua, mặc dù bất bình đẳng vẫn tăng lên, nhưng ưu tiên hàng đầu của châu Á vẫn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao. Nhưng hiện tại, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã gây ra những biến động kinh tế-xã hội khiến hiện trạng này trở thành vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự chính sách quốc gia và cả khu vực châu Á.

Hội chứng bất bình đẳng có thể khác nhau ở mỗi nước nhưng nhu cầu giải quyết đã trở nên cấp thiết đối với châu Á để đạt được tăng trưởng phổ quát và bền vững.

Ông Singh kêu gọi các nước châu Á thực hiện các chính sách thiết thực hơn để tái cân bằng bất bình đẳng này trong các nền kinh tế khu vực, đặc biệt cần dành tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) cho giáo dục và y tế, đồng thời cũng ưu tiên tăng cường mạng lưới an sinh xã hội khác. Các cải tổ này là những nhân tố chủ chốt của chiến lược rộng lớn cải tổ tài chính, lao động, quản lý đất nước… nhằm giảm số hộ gia đình dễ bị tổn thương và tái cân bằng các lợi ích của tăng trưởng kinh tế nhanh đối với các cộng đồng dân cư./.

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Các quỹ đầu cơ thua lỗ nặng trong năm 2011 (10/01/2012)

>   Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ từ chức (10/01/2012)

>   Đức cùng Pháp sẽ giải quyết khủng hoảng nợ công (10/01/2012)

>   Năm 2012, dòng vốn tiếp tục dịch chuyển sang thị trường mới nổi (09/01/2012)

>   Dự trữ ngoại tệ của Hong Kong đạt hơn 280 tỷ USD (09/01/2012)

>   Euro hồi phục thấp nhất 16 tháng so với đồng USD (09/01/2012)

>   "Áp thuế giao dịch tài chính gây hại cho cả châu Âu" (09/01/2012)

>   Khủng hoảng nợ châu Âu 2012: “Chưa có dấu hiệu kết thúc” (09/01/2012)

>   Năm 2012 kinh tế Philippines dự kiến tăng 5-6% (09/01/2012)

>   Hungary cầu cứu gói cứu trợ khẩn cấp của IMF (09/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật