Thứ Hai, 16/01/2012 15:12

Đức ủng hộ Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ

Đức ủng hộ Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ và hy vọng nước này đàm phán thành công về tái cơ cấu nợ với các nhà đầu tư tư nhân.

Ngoại trưởng Hy Lạp Lucas Papademos (phải) hội đàm với Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle, tại Athens, Hy Lạp. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle tuyên bố như trên ngày 15/1 tại thủ đô Athens của Hy Lạp sau cuộc đàm phán với người đồng cấp Hy Lạp Stavros Dimas.

Ngoại trưởng Đức, nước đóng góp lớn nhất trong gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) dành cho Hy Lạp, nhấn mạnh chuyến thăm Hy Lạp của ông là nhằm phát đi một thông điệp tới người dân Hy Lạp rằng Đức muốn chung tay giải quyết các vấn đề cùng với Hy Lạp. Ông cũng bày tỏ hy vọng Athens tiếp tục thực hiện các cải cách đã cam kết.

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Đức tới Hy Lạp diễn ra hai ngày sau khi cuộc đàm phán giữa Athens và các ngân hàng tư nhân về vấn đề giảm nợ lâm vào ngõ cụt.

Ngày 13/1, các chủ nợ tư nhân đã bất ngờ ngừng các cuộc đàm phán với Hy Lạp về việc xóa khoảng 50% nợ (trị giá 100 tỷ euro) của nước này theo yêu cầu của EU, với lý do thiếu sự hiểu biết lẫn nhau. Điều này đã làm gia tăng những lo ngại về khả năng vỡ nợ của Hy Lạp, đặc biệt trong bối cảnh Cơ quan đánh giá tín nhiệm Standard & Poor's vừa hạ mức xếp hạng tín nhiệm của một số quốc gia thành viên EU.

Ông Westerwelle cũng cho rằng đã đến lúc châu Âu cần thành lập các cơ quan xếp hạng tín nhiệm "độc lập" của châu Âu, bởi theo ông, đánh giá của một số cơ quan xếp hạng tín nhiệm vừa qua đã gây bất ổn cho các thị trường vừa mới ổn định trở lại. Hiện 3 cơ quan đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới là Standard & Poor's, Moody's và Fitch, đều là công ty tư nhân có trụ sở ở Mỹ.

Ngày 17/1, "bộ ba" các nhà kiểm toán quốc tế thuộc EU, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ tới Athens để đánh giá những nỗ lực của Hy Lạp nhằm cắt giảm thâm hụt và thực hiện các cải cách cơ cấu.

Một ngày sau đó, cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo Hy Lạp và các nhà đầu tư tư nhân cũng sẽ được nối lại.

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Hạ bậc tín nhiệm 9 nước EU: Phép đo giải quyết khủng hoảng (16/01/2012)

>   RBS từ bỏ giấc mơ trở thành ngân hàng hàng đầu (15/01/2012)

>   Hành tinh Ponzi- Phần 1: Hiểm họa nợ đè nặng thế giới phương Tây (15/01/2012)

>   Deutsche Bank AG cân nhắc việc bán một số công ty (15/01/2012)

>   Eurozone lún sâu trong vòng xoáy khủng hoảng (15/01/2012)

>   Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050 (15/01/2012)

>   Bà Merkel kêu gọi khôi phục lòng tin giới đầu tư (15/01/2012)

>   IMF cảnh báo "bóng ma" chiến tranh thương mại (14/01/2012)

>   Lạm phát giảm, châu Á vẫn phải lo (14/01/2012)

>   Eurozone phản ứng việc bị S&P hạ mức tín nhiệm (14/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật