Thứ Hai, 12/12/2011 09:36

UBCK có bảo vệ được tiền NĐT?

Vừa qua, CTCK SME đã bị đình chỉ tạm thời tư cách thành viên giao dịch của hai Sở GDCK. Nhưng câu chuyện bảo vệ quyền lợi của NĐT, theo tôi, vẫn đang bị buông lỏng.

Trong công văn của Trung tâm Lưu ký (VSD) về việc đình chỉ tạm thời nghiệp vụ thanh toán bù trừ của SME có nói rằng, SME có nghĩa vụ tạo điều kiện cho khách hàng chuyển tài khoản, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của khách hàng.

Ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh, UBCK cũng nói rằng, SME phải có nghĩa vụ đảm bảo đầy đủ quyền lợi của NĐT. Tôi nghĩ rằng, quy định như vậy của cơ quan quản lý đối với SME là phù hợp, nhưng chưa đầy đủ. Bởi vì, nếu SME không có đủ khả năng đảm bảo quyền lợi của NĐT thì NĐT phải làm gì?

Tôi không có tài khoản ở SME và cũng chưa ghi nhận trường hợp NĐT nào muốn chuyển tài khoản (tiền, chứng khoán) qua công ty khác mà không được nên cũng không thắc mắc đối với trường hợp cụ thể này. Nhưng bản thân nhà quản lý cũng đã ý thức được rằng, đã có tình trạng CTCK lạm dụng tài khoản tiền gửi NĐT.

Như vậy, nếu trong trường hợp khách hàng muốn chuyển tài khoản mà CTCK không có đủ tiền để hoàn lại cho khách hàng do trước đó đã sử dụng tài khoản chứng khoán của khách hàng thì phải làm sao?

Tôi đã kiểm tra hợp đồng mở tài khoản của mình tại CTCK hiện đang giao dịch và phát hiện ra là, bên cạnh rất nhiều nghĩa vụ của NĐT, thì chẳng tìm được điều khoản nào đề cập đến nghĩa vụ của CTCK và cơ chế xử lý, thu hồi tài sản nếu vì lý do nào đó mà tài sản NĐT ký gửi thông qua CTCK không còn nguyên vẹn.

SME chỉ là một và không phải là duy nhất. Nếu tình hình chứng khoán ngày một tệ, tôi tin rằng những SME khác sẽ có. Và khi đó, làm sao để chúng ta bảo vệ quyền lợi của NĐT đây? Kiện ư? Thời gian quá lâu và thủ tục phức tạp thì quyền lợi của chúng tôi liệu có được đảm bảo? Và quan trọng hơn là tình hình tài chính các CTCK đang trở nên ngày một xấu. Nếu chẳng may tiền của chúng tôi bị lạm dụng, trong bối cảnh tình trạng tài chính CTCK rơi vào bí bét dẫn đến phá sản, thì ai sẽ trả tiền cho NĐT? Liệu  chúng tôi có quyền yêu cầu lãnh đạo CTCK phải chịu trách nhiệm không giới hạn về thiệt hại mà họ đã gây ra cho chúng tôi không?

Công khai tình trạng tài chính và tạo cơ chế minh bạch tài khoản tiền gửi NĐT có lẽ là điều cần thiết mà UBCK nên làm ngay từ bây giờ, tránh tình trạng để NĐT bị động khi CTCK nơi mình mở gặp vấn đề thanh khoản. Chỉ có UBCK mới có quyền biết thông tin đầy đủ nhất về tất cả các DN, vì thế, xin hãy có cơ chế báo cáo liên tục về dòng tiền của NĐT gửi tại CTCK, cảnh báo những CTCK thanh khoản kém để chúng tôi có thể phòng ngừa rủi ro cho chính mình.

Đồng thời, UBCK hãy ra một cơ chế để "đóng băng" CTCK khi có nghi vấn và giúp chúng tôi có thể "siết nợ" chính các CTCK nếu chẳng may trở thành chủ nợ bất đắc dĩ. Nếu cứ để mọi thứ tự nhiên, khi CTCK bị thua lỗ đến cụt vốn chủ và NĐT bị lạm dụng tiền, thì ai sẽ trả lại tiền cho chúng tôi?         

Nguyễn Bình Minh

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   NĐT “kêu trời” với chính sách thuế (12/12/2011)

>   Dự thảo Đề án tái cấu trúc công ty chứng khoán (09/12/2011)

>   Tâm sự sinh viên chứng khoán! (10/12/2011)

>   Doanh nghiệp cố tình sai để được hủy niêm yết... (09/12/2011)

>   Nhìn thẳng vào sức khỏe CTCK (09/12/2011)

>   Những nguyên nhân khiến chứng khoán "đổ sụp" (09/12/2011)

>   Phép thử lãi suất với chứng khoán: Còn nguyên giá trị hay đã qua? (08/12/2011)

>   Những chiêu thức giữ chân khách hàng của CTCK (08/12/2011)

>   Khả năng hồi phục đang lớn dần (14/12/2011)

>   SeASecurities tri ân khách hàng nhân dịp 5 năm thành lập (06/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật