Thứ Sáu, 16/12/2011 08:31

Chưa nên đầu tư vào hàng hóa thời điểm này

Thời điểm này chưa thích hợp để đầu tư vào thị trường hàng hóa. Đây là nhận định của giáo sư Tài chính Steve Ohana tại hội thảo về "Ảnh hưởng của tài chính lên thị trường hàng hóa" do Trung tâm Pháp – Việt đào tạo về quản lý (CFVG) tổ chức ngày 15/12 tại Hà Nội.

Thị trường hàng hóa là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay nhiều nhà đầu tư Việt Nam bắt đầu quan tâm đến khả năng đầu tư vào kênh này, sau sự đi xuống của thị trường bất động sản và chứng khoán.

Giải thích lý do về sự kém hấp dẫn của thị trường hàng hóa hiện nay, ông Ohana cho rằng trên thế giới, triển vọng phát triển ở châu Âu và Trung Quốc khá ảm đạm. Nguy cơ giảm phát có thể còn xấu hơn do khủng hoảng của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Các nhà đầu tư đang đặt hy vọng Cục Dự trữ Liên bang của Mỹ (FED) sẽ có động thái mới vào đầu năm 2012.

Tuy nhiên mới đây Chủ tịch FED, ông Bernanke đã tuyên bố sẽ không dùng dự trữ ngoại tệ để hỗ trợ các ngân hàng châu Âu. Trước đó, Trung Quốc cũng đã có lời tuyên bố tương tự, dập tắt những hy vọng của các nhà đầu tư về một liều thuốc thích hợp cho cơn bệnh khủng hoảng nợ công đang làm khuynh đảo thị trường tài chính châu Âu.

Trong bối cảnh đó, giá vàng đã bắt đầu giảm liên tục khi xu hướng bán ra lan rộng. Điều này khiến một số nhà phân tích cho rằng có thể xu hướng xuống dốc của vàng đã bắt đầu cùng với việc các nhà đầu tư chuyển hướng sang các danh mục đầu tư khác.

Theo ông Ohana, trong số các hàng hóa hiện nay, dầu mỏ là mặt hàng đáng đầu tư hơn cả vì những dấu hiệu căng thẳng trong việc cung cấp dầu trên thị trường và căng thẳng leo thang ở Syria và Iran.

Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư vào thị trường hàng hóa, ông cho biết để đề phòng những biến động giá lớn trên thị trường hàng hóa, các nhà đầu tư cần lưu ý rằng những đợt tăng lớn thường bắt đầu bằng những đợt tăng nhỏ. Còn những người sản xuất cần lưu ý khi một xu hướng trên thị trường kéo dài quá lâu, nó có thể trở nên bấp bênh và không còn gắn với cung cầu thực tế và có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào. Ngoài ra giá cả hàng hóa thường phụ thuộc nhiều vào tình trạng thanh khoản trên thị trường nên một khi tính thanh khoản giảm sẽ kéo theo sụt giá. Đây là điều mà các nhà sản xuất cần lưu tâm.

Hoàng Yến

vnmedia

Các tin tức khác

>   Dự báo của Morgan Stanley về giá 18 loại hàng hóa năm 2012 (12/12/2011)

>   Hủy lệnh bất thường: NĐT băn khoăn (08/12/2011)

>   Thị trường hàng hóa cuối năm: Khó tăng giá (07/12/2011)

>   UBS: Việt Nam thuộc nhóm 12 nền kinh tế bị tác động nếu giá hàng hóa giảm mạnh (02/12/2011)

>   Những công ty kiểm soát giá hàng hóa thế giới (01/11/2011)

>   Sàn hàng hóa: Sân chơi không dành cho nghiệp dư (27/10/2011)

>   Sàn hàng hóa ở Việt Nam: Chợ hay chiếu bạc? (29/10/2011)

>   9.9 tỷ USD bốc hơi khỏi thị trường hàng hóa trong tháng 9 (24/10/2011)

>   Sàn giao dịch hàng hóa xoay xở để tồn tại (19/10/2011)

>   Sàn hàng hóa: Nỗ lực quảng bá tới NĐT (19/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật