Thứ Hai, 24/10/2011 05:10

9.9 tỷ USD bốc hơi khỏi thị trường hàng hóa trong tháng 9

(Vietstock) - Nhà đầu tư rút 9.9 tỷ USD khỏi thị trường hàng hóa trong tháng 9, đánh dấu mức thất thoát mạnh nhất trong nhiều năm qua do mối lo ngại ngày càng sâu sắc về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và đường lối tăng trưởng của Trung Quốc.

* Nhà đầu tư rút vốn khỏi quỹ đầu cơ châu Á lần đầu trong 17 tháng

Theo Barclays Capital, lượng vốn mà nhà đầu tư rút trong tháng qua là mức cao nhất kể từ khi ngân hàng này bắt đầu theo dõi số liệu trên vào đầu năm 2009 đồng thời cao gấp đôi tổng lượng vốn ròng mà nhà đầu tư rút trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Số liệu ước tính về sự thất thoát của dòng vốn trong tháng 9 được Barclays công bố hôm 21/10 cho thấy ngay cả các tổ chức với danh mục đầu tư dài hạn cũng cảm thấy căng thẳng. Đáng chú ý, phần lớn lượng vốn bị thất thoát trong tháng qua, khoảng 9.5 tỷ USD, là từ các hợp đồng hoán đổi chỉ số được các quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm mua vào.

Sự thoát lui của các nhà đầu tư tổ chức làm dấy lên nghi ngờ về vai trò bình ổn thị trường hàng hóa của các chỉ số theo dõi hoạt động của các quỹ. Theo đó, các quỹ sẽ mua vào khi giá giảm và bán ra khi giá chạm đỉnh. Lập luận này đã được đề cập rộng rãi khi các nhà điều hành thị trường của Mỹ soạn thảo quy định về việc giới hạn hoạt động của các nhà đầu cơ lớn nhất. Được biết, quy định này đã được thông qua trong tuần trước.

Trong tháng 9, chỉ số hàng hóa Reuters-Jefferies CRB giảm 13% với hầu hết các loại hàng hóa như vàng, đồng, dầu thô và ngô đều rớt giá. Tuần qua, chỉ số này hạ 1.9%.

Nhà phân tích hàng hóa, Amrita Sen, của Barclays cho rằng hàng hóa chính là nạn nhân của nỗi lo sợ về các yếu tố vĩ mô. Số liệu của Barclays cho thấy ngay cả các kim loại quý, thường được xem là nơi trú ẩn an toàn, cũng bị rút 500 triệu USD trong tháng qua.

Bà Amrita Sen nói: “Trong một môi trường vĩ mô đầy bất ổn, các loại tài sản có khuynh hướng di chuyển cùng hướng”.

Sự tương quan giữa chứng khoán và hàng hóa là một vấn đề hóc búa đối với những nhà đầu tư đổ tiền vào các nhiên liệu thô để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tháng này, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố báo cáo bày tỏ hoài nghi về việc liệu các loại hàng hóa có còn là một tài sản an toàn.

Chiến lược gia trưởng về hàng hóa của JPMorgan nhận định: “Nhà đầu tư toàn cầu đang rất rất bi quan”. Tuy nhiên, ông cho biết các tín hiệu cơ bản, chẳng hạn như cước phí vận chuyển và sự lao dốc của đường cong dầu thô tương lai cho thấy các thị trường vật chất không quá yếu.

Trong khi đó, ông Douglas Hepworth, Giám đốc Nghiên cứu của Gresham Investment Management, cho rằng rõ ràng là nhà đầu tư đã lo lắng về sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ và sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Bên cạnh đó, nhà đầu tư vẫn còn lo lắng về cuộc chiến chống lạm phát tại Trung Quốc. Tuy nhiên, dòng vốn chảy vào tất cả các loại tài sản rủi ro, như cổ phiếu và hàng hóa, đều giảm.

Phạm Thị Phước (Theo Financial Times)

Các tin tức khác

>   Sàn giao dịch hàng hóa xoay xở để tồn tại (19/10/2011)

>   Sàn hàng hóa: Nỗ lực quảng bá tới NĐT (19/10/2011)

>   Cơ hội đầu tư trên sàn hàng hóa quốc tế (03/10/2011)

>   Hàng hoá thế giới tháng 9 và quý 3 giảm mạnh  (01/10/2011)

>   Các thị trường hàng hóa ngày 29/9 lại lao dốc (29/09/2011)

>   Venezuela đã quốc hữu hóa ngành khai thác vàng (20/09/2011)

>   Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành nhựa (12/08/2011)

>   10 loại hàng hóa “nóng” nhất năm nay (09/08/2011)

>   Quỹ đầu tư lạc quan hơn về thị trường hàng hóa (01/08/2011)

>   175.530 tỷ đồng vốn đầu tư cho ngành nhựa đến năm 2020 (17/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật