Thứ Năm, 29/09/2011 15:30

Các thị trường hàng hóa ngày 29/9 lại lao dốc

Việc buôn bán hàng hóa đã phục hồi vào hôm thứ tư do lo lắng nhiều hơn về Hy lạp và sự phục hồi của đồng đô la quay trở lại ám ảnh các nhà đầu tư.

Sổ sách được cân đối sau tháng bất ổn khác thường và quý cũng ảnh hưởng đến các thị trường do các nhà quản lý quỹ đóng các giao dịch để cắt lỗ và tăng lợi nhuận trước phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9 vào ngày thứ sáu

Các thị trường tài chính đã bị khuấy đục nhiều tuần bởi khủng hoảng nợ của khu vực đồng euro và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.

Đồng dẫn đầu sự mất giá, giảm khoảng 7% quét sạch mức tăng gần 5% của hôm thứ ba. Dầu thô Hoa Kỳ và ngũ cốc Chicago kỳ hạn cũng không trụ nổi.

Vàng cũng giảm, xóa bỏ sự phục hồi và niềm tin đến đáy được thiết lập sau 3 ngày lao dốc xuống mức thấp nhất trong 12 tuần vào thứ hai.

Chỉ số 19 hàng hóa Reuters-Jefferies CRB đã giao dịch giảm 2,5%. Nó đã tăng 2,7% chỉ một ngày trước với mức tăng mạnh nhất từ tháng 3. Cho đến nay trong trháng và quý này chỉ số CRB đã giảm hơn 10%, mức giảm điểm mạnh nhất từ những ngày đầu của cuộc khủng hoảng tài chính

Các nhà đầu tư lo ngại chủ yếu về việc liệu Hy Lạp có nhận được thêm tiền từ Liên minh Châu Âu và Quỹ tiền tệ Thế giới để tránh phá sản hay không.

Thanh tra của EU và IMF đang ở Athens rà soát lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng họ phải chứng thực cho gói viện trợ mới cho Hy Lạp.

Đức đề nghị một gói cứu trợ mới có thể phải được thương lượng lại.

Đồng đô la tăng so với euro và rổe các đồng tiền chính bổ sung thêm áp lực đối với hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh này.

Mặc dù tổn thất nhiều, việc kinh doanh một số hàng hóa hơi bất thường, phản ánh không chắc chắn rằng các nhà đầu tư ngày càng bi quan. Ví dụ khối lượng dầu thô kỳ hạn đã giảm 30% so với mức trung bình 30 ngày trong khi khối lượng vàng kỳ hạn giảm gần 20%.

Giá đồng Hoa Kỳ kỳ hạn giao tháng 12 giảm xuống dưới 3,20 USD/lb sau giờ giao dịch tại New York, sau khi đóng cửa phiên chính thức giảm 19,30 cent ở mức 3,2465 USD/lb. Giá đồng giao sau 3 tháng tại London ở mức 7.250 USD/tấn so với hôm thứ ba là 7.594 USD/tấn.

Sự giảm giá này mặc dù số liệu tích cực cho thấy nhập khẩu đồng đã tinh chế của Trung Quốc ở mức cao nhất từ tháng giêng sau khi tăng 21,2% trong tháng 7 thành 235.509 tấn trong tháng 8.

Trung Quốc chiếm khoảng 40% nhu cầu kim loại toàn cầu, được ước khoảng 19 triệu tấn trong năm nay, so với 15% của Tây Âu và 10% của Hoa Kỳ.

Dầu thô Hoa Kỳ giảm hơn 4% chỉ trên 80 USD/thùng sau khi giảm 3,8% ở mức 82,21 USD. Giá dầu thô Brent tại London đóng cửa giảm 3,1% ở mức 103,81 USD/thùng.

Bên cạnh những lo lắng về Hy Lạp, dầu cũng chịu áp lực bởi số liệu hàng tuần từ Cục quản lý Thông tin Năng luợng Hoa Kỳ cho thấy dự trữ dầu thô tăng lên 1,9 triệu thùng so với dự báo là 800.000 thùng.

Đậu tương giao dịch tại Chicago giảm 3,1% cũng như cà phê arabica kỳ hạn tại New York.

VINANET/Reuters

Các tin tức khác

>   Venezuela đã quốc hữu hóa ngành khai thác vàng (20/09/2011)

>   Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành nhựa (12/08/2011)

>   10 loại hàng hóa “nóng” nhất năm nay (09/08/2011)

>   Quỹ đầu tư lạc quan hơn về thị trường hàng hóa (01/08/2011)

>   175.530 tỷ đồng vốn đầu tư cho ngành nhựa đến năm 2020 (17/07/2011)

>   UBS: Giá hàng hóa có xu hướng giảm đến 20% (29/06/2011)

>   Hàng hóa: Quỹ đầu tư bớt lạc quan do nỗi lo tăng trưởng toàn cầu (20/06/2011)

>   Giá phân bón thế giới sẽ vẫn ở mức cao (16/06/2011)

>   Nguyên nhân làm tăng giá hàng hóa trên toàn cầu (07/06/2011)

>   BIS: Nhà đầu tư dự báo một số hàng hóa tiếp tục sụt giá mạnh (06/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật