Thứ Ba, 01/11/2011 06:59

Những công ty kiểm soát giá hàng hóa thế giới

Trong một báo cáo mới đây của Reuters, doanh thu của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh các hàng hóa nhiên liệu như dầu, than, gạo... cộng lại đạt 1,1 nghìn tỉ USD, và top 5 công ty dẫn đầu danh sách này đạt doanh thu 629 tỉ USD, bằng doanh thu của 5 tổ chức tài chính lớn nhất thế giới.

Các doanh nghiệp như Vitol và Trafigara kinh doanh nhiều dầu hơn cả khối lượng dầu của A rập và Venezuela sản xuất được. Trong một báo cáo mới đây của Reuters, doanh thu của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh các hàng hóa nhiên liệu như dầu, than, gạo... cộng lại đạt 1,1 nghìn tỉ USD, và top 5 công ty dẫn đầu lĩnh vực này đạt doanh thu 629 tỉ USD, bằng doanh thu của 5 tổ chức tài chính lớn nhất thế giới.

Các công ty đều có điểm chung là: đều có lợi nhuận khổng lồ, phát vỡ thị trường. Chính phủ của các công ty này có rất ít khả năng kiểm soát và các công ty này đều có những kế hoạch đầy tham vọng để phát triển.

Sau đây là danh sách những công ty thương mại đang kiểm soát giá cả hàng hóa toàn cầu.

16. Hin Leong (Singapore)

Doanh thu: 8 tỉ USD (2010)

Thị trường kinh doanh: Dầu, tàu chở dầu

Nhà sáng lập kiêm CEO Lim Oon Kuin lập nghiệp từ việc vận chuyển dầu diesel bằng xe đạp. Công ty hiện đang có kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu thứ 4 ở Singapore.

15. Olam (Singapore)

Doanh thu: 11 tỉ USD (2009/10)

Thị trường kinh doanh: Cafe, ca cao, gạo, đường

Olam khởi nghiệp từ một công ty kinh doanh hạt điều Nigeria. Từ đó đến nay, Olam đã trở thành công ty kinh doanh gạo lớn thứ hai thế giới và sở hữu nhiều đồn đìền và nhà máy trên thế giới. Công ty hiện có hơn 13.000 nhân công.

14. Mabanaft (Rotterdam, Netherlands)

Doanh thu: 15 tỉ USD (Reuters Estimate)

Thị trường kinh doanh: Dầu

Với số lượng lao động lên tới 1.700, Mabanaft bán ra hơn 20 triệu tấn dầu năm ngoái. Công ty đang mở rộng sang kinh doanh dầu hỏa, xăng dầu hóa lỏng và bột gỗ viên.

13. Arcadia (London, Anh)

Doanh thu: 29 tỉ USD

Thị trường kinh doanh: Dầu

Công ty bán ra hơn 800.000 thùng dầu và dẫn xuất được hơn 10 triệu thùng mỗi ngày. Arcdia có quan hệ mật thiết với các công ty kinh doanh dầu ở Nigeria và Yemen, những quốc gia được xem là đã phá vỡ luật để mua dầu tháp hơn giá thị trường.

12. Wilmar International (Singapore)

Doanh thu: 30 tỉ USD (2010)

Thị trường kinh doanh: Ngũ cốc, đường, dầu.

Wilmar là công ty sản xuất đậu nành lớn nhất Trung Quốc, kiểm soát gần 20% thị trường. Công ty cũng sở hữu nhiêu đồn điền, nhà máy, các cơ sở chế biế và vận chuyển phục vụ phân phối.

11. Bunge (White Plains, New York)

Doanh thu: 46 tỉ USD (2010)

Thị trường kinh doanh: Đường, ngũ cốc, thức ăn chăn nuôi

Bunge là công ty xử lí các loại hạt có tinh dầu lớn nhất thế giới và là một trong những nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi lớn nhất Trung Quốc. Công ty đang mở rộng kinh doanh ra Nam Mỹ.

10. Louis Dreyfus (Paris, Pháp)

Doanh thu: 46 tỉ USD(2010)

Thị trường kinh doanh: Cotton, gạo, nước cam

Công ty có lịch sử 160 năm này là nhà sản xuất cotton, gạo lớn nhất TG nhưng đang phải đấu tranh để phát triển. Công ty hiện vẫn cần các nguồn vốn mới và có khả năng sẽ niêm yết chính thức ra công chúng năm 2012.

9. Noble Group (Hong Kong)

Doanh thu: 57 tỉ USD (2010)

Thị trường kinh doanh:  Đường, than, dầu

Nhà sáng lập Richard Elman từng bỏ học từ cấp 3 và khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh kim loại phế liệu từ năm 15 tuổi. Noble từng hợp tác với Phibro. Hiện Noble đang điều hành công ty với hơn 11.000 nhân công. Noble  có quan hệ sâu sắc với các chính trị gia tại TQ và đang có kế hoạch mở rộng thị trường tại đây.

8. Mercuria (Geneva, Thụy Sỹ)

Doanh thu: 75 tỉ USD (2011)

Thị trường kinh doanh: Năng lượng

Công ty có 890 nhân công và bán ra gần 120 triệu tấn các sản phẩm năng lượng mỗi năm. Mercuria sở hữu nhiều mỏ than và các khu khai thác dầu ở Châu Á, Âu, Bắc Mỹ.

7.Trafigura (Geneva, Thụy Sỹ)

Doanh thu: 79 tỉ USD (2010)

Thị trường kinh doanh: Kim loại, năng lượng

Trafigura đươc xếp hạng ba trong số các công ty kinh doanh dầu và hạng hai các công ty trong ngành sản xuất kim loại TG.

6. Gunvor (Geneva, Thụy Sỹ)

Doanh thu: 80 tỉ USD (2011)

Thị trường kinh doanh: năng lượng, khí thải.

Gunvor đã phát triển từ một công ty với 5 tỉ USD doanh thu năm 2004 thành một công ty với doanh thu ước tính lên tới 80 tỉ USD trong năm nay. Công ty đã mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực than và khí thiên nhiên, củng cố vị thế thống trị của mình khi chiếm 20% sản lượng xuất khẩu năng lượng của Nga.

5. ADM (Decatur, Illinois)

Doanh thu: 81 tỉ USD (2010)

Thị trường kinh doanh:1 Ngô, ca cao

Công ty sở hữu nhiều xà lan, xe tải, đường sắt và thậm chí cả các nhà máy chế biến riêng các sản phẩn xuất khẩu.

4. Koch Industries (Wichita, Kansas)

Doanh thu: 100 tỉ USD 2010)

Thị trường kinh doanh: Dầu

Koch Industries, được dẫn dắt bởi anh em nhà Koch, sở hữu 3 nhà máy lọc dầu có lợi nhuận cao nhất nước Mỹ và họat động tại 60 quốc gia.

3. Cargill (Minneapolis, Minnesota)

Doanh thu: 108 tỉ USD (2010)

Thị trường kinh doanh: Ngũ cốc, muối, phân bón, kim loại, năng lượng.

Nếu được niêm yết, Cargill sẽ được xếp hạng thứ 13 trong bảng xếp hạng Fortune 500, ngay sau Citigroup.

2. Glencore (Baar, Thụy Sỹ)

Doanh thu: 145 tỉ USD (2010)

Thị trường kinh doanh: Kim loại, khoáng chất, nông nghiệp.

Glencore được niêm yết ra công chúng từ năm ngoái, và đang trở thành một trong những doanh nghiệp đáng nể nhất trong mắt công chúng. Năm ngoái, công ty đã kiểm soát hơn một nửa thị trường kẽm, và hơn 1/3 thị trường đồng.

1. Vitol (Geneva, Thụy Sỹ; Rotterdam, Netherlands)

Doanh thu: 195 tỉ USD (2010)

Thị trường kinh doanh: Dầu, than, kim loại, đường

Đại gia dầu mỏ bán ra hơn 5,5 triệu thùng dầu mỗi ngày và có bể chứa dầu khắp các châu lục. Vitol là công ty đầu tiên có quan hệ thương mại với quân nổi dậy Libya, chống lại các đơn đặt hàng của chính quyền Gaddafi, cung cấp cho Lybia hơn 1 tỷ USD nhiên liệu.

Bảo Linh (Theo BI)

Diễn đàn kinh tế Việt Nam

Các tin tức khác

>   Sàn hàng hóa: Sân chơi không dành cho nghiệp dư (27/10/2011)

>   Sàn hàng hóa ở Việt Nam: Chợ hay chiếu bạc? (29/10/2011)

>   9.9 tỷ USD bốc hơi khỏi thị trường hàng hóa trong tháng 9 (24/10/2011)

>   Sàn giao dịch hàng hóa xoay xở để tồn tại (19/10/2011)

>   Sàn hàng hóa: Nỗ lực quảng bá tới NĐT (19/10/2011)

>   Cơ hội đầu tư trên sàn hàng hóa quốc tế (03/10/2011)

>   Hàng hoá thế giới tháng 9 và quý 3 giảm mạnh  (01/10/2011)

>   Các thị trường hàng hóa ngày 29/9 lại lao dốc (29/09/2011)

>   Venezuela đã quốc hữu hóa ngành khai thác vàng (20/09/2011)

>   Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành nhựa (12/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật