Thứ Ba, 27/12/2011 08:14

Bộ Xây dựng: Khả năng vỡ “bong bóng” BĐS là thấp

Bộ Xây dựng (XD) vừa có báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ về tình hình thị trường bất động sản (BĐS) năm 2011. Theo đó, giao dịch BĐS kể cả thông qua hệ thống các sàn giao dịch và không qua sàn giao dịch đều chững lại trong năm 2011, đặc biệt là trong quý III-2011.

Tại Hà Nội, quý III-2011 chỉ có khoảng 900 giao dịch thành công, cùng với đó, giá căn hộ chung cư giảm từ 3 đến 8% so với cuối năm 2010; giá đất nền của hầu hết các dự án đều giảm từ 10 đến 20% so với tháng 12-2010, cá biệt có dự án giảm hơn 20%, tuy nhiên, so với thời điểm tháng 1-2010 thì vẫn chưa giảm.

Trong khi đó, tại TP Hồ Chí Minh từ tháng 6-2011 đến nay, giá nhà chung cư giảm khoảng 5% so với đầu năm nhưng giao dịch vẫn rất trầm lắng. Cũng theo báo cáo, tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm 30-9-2011 là hơn 203.000 tỷ đồng, giảm 13,46% so với cuối năm 2010, chiếm khoảng 9,25% tổng dư nợ của toàn hệ thống, trong đó dư nợ xấu khoảng 4,14%.

* Năm 2012: Thị trường nào sẽ phục hồi?

* Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý bất động sản

* Thị trường bất động sản: Hy vọng cho thanh khoản

* 52% kiều hối đổ vào bất động sản năm 2011

Bộ Xây dựng đánh giá việc giao dịch nhà ở thương mại trầm lắng hiện nay chỉ là tạm thời hoặc ở một số phân khúc thị trường nhất định, do đó khả năng đổ vỡ do "bong bóng" BĐS là thấp. Nếu tiếp tục một thời gian dài chính sách kiểm soát tín dụng chặt chẽ, thị trường BĐS sẽ tiếp tục đóng băng, dẫn đến nhiều doanh nghiệp không có khả năng hoàn thiện sản phẩm hoặc phải bán sản phẩm dưới giá thành và không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Bộ XD kiến nghị với Thủ tướng một số giải pháp nhằm quản lý và phát triển lành mạnh thị trường BĐS, như tiếp tục thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng tín dụng BĐS nhưng cần phải có lộ trình hợp lý, tránh giảm đột ngột, gây sốc cho thị trường.

Bên cạnh đó, cần xem xét tín dụng BĐS hoặc một số danh mục trong nhóm này là lĩnh vực sản xuất hoặc có thể thống kê thành mục riêng để điều hành linh hoạt và sớm ban hành hệ thống tiêu chí cho vay BĐS để ưu tiên cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê, các dự án có tính thanh khoản cao, hạn chế cho vay đầu cơ.

Ngoài ra, kiên quyết không cho phép triển khai các dự án không có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển, không có khả năng kết nối hạ tầng và cung cấp dịch vụ đô thị. Đa dạng hóa cơ cấu nhà ở trong các dự án phát triển nhà ở từ khâu quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư và quản lý đầu tư theo quy hoạch…

Mạnh Hưng

quân đội nhân dân

Các tin tức khác

>   Ách tắc trong thu tiền sử dụng đất vượt hạn mức (27/12/2011)

>   Phát hiện hàng loạt sai phạm tại 7 dự án nhà ở (26/12/2011)

>   Nhà nước tham gia phát triển nhà ở phi hàng hóa (26/12/2011)

>   Kinh doanh BĐS: Khi doanh thu chính là... giữ xe (26/12/2011)

>   Viglacera tiếp xúc với nhà đầu tư (25/12/2011)

>   Độc chiêu 'thoát hiểm' thời khó khăn của doanh nghiệp BĐS (25/12/2011)

>   ECC sắp mở trung tâm mua sắm ở TP Hồ Chí Minh (25/12/2011)

>   Hà Nội cho chuyển mục đích dùng đất nông nghiệp (24/12/2011)

>   Giá xây dựng chung cư: cao nhất 7,2 triệu đồng/m2 (24/12/2011)

>   Viglacera trần tình vụ “tự ý nâng giá bán nhà” (24/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật