Thứ Bảy, 24/12/2011 10:30

Viglacera trần tình vụ “tự ý nâng giá bán nhà”

Chiều 23/12, đại diện lãnh đạo Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) đã có cuộc đối thoại với báo giới trước những phản hồi của khách hàng tại dự án khu đô thị Xuân Phương (Từ Liêm, Hà Nội).

* Tổng công ty Viglacera bị khách hàng tố “lật kèo”

Tại buổi làm việc, Phó tổng giám đốc Viglacera ông Đào Đình Thi vẫn khẳng định, những quyết định của chủ đầu tư dự án khu đô thị Xuân Phương (là Công ty Hạ tầng và Đô thị Viglacera) đưa ra trong thời gian qua là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Tổng công ty và pháp luật của nhà nước.

Do vậy, trước những khiếu nại của khách hàng về tiến độ dự án quá chậm, giá bán bị đẩy lên quá cao, lãi suất trả quá thấp... lãnh đạo Viglacera đã “trưng” ra tất cả các tài liệu, báo cáo nhằm minh chứng cho những quyết định của chủ đầu tư.

Theo đó, giải thích cho lý do vì sao dự án chậm tiến độ tới hơn 4 năm, ông Thi cho biết, quá trình triển khai dự án từ năm 2007 đến nay gặp nhiều khó khăn khách quan liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của thành phố Hà Nội.

Dù rằng, quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị trên được Hà Nội ban hành từ 6/2007, song phải đến tháng 10/2009, thành phố mới có văn bản chấp thuận cho phép triển khai đợt 1, và đến 23/8/2011, Hà Nội mới có quyết định chính thức giao đất cho chủ đầu tư để thực hiện khu đô thị Xuân Phương.

Như vậy, tiến độ cũng như quá trình chuẩn bị thủ tục đầu tư dự án bị chậm, theo ông Thi là bất khả kháng, do đó đã dẫn đến các chi phí phát sinh tăng cao so với thời điểm đầu năm 2007.

Cụ thể là chủ đầu tư đã phải chi 70 tỷ đồng để di dời các nhà máy, làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng của khu đất trên, đó là chưa tính đến mỗi năm phải nộp 10 tỷ đồng các chi phí phát sinh và tiền sử dụng đất. Riêng chi phí lãi vay phải trả cho cán bộ, công nhân viên trong hơn 4 năm qua là khoảng 75 tỷ đồng.

Đặc biệt, theo quyết định của thành phố Hà Nội về đơn giá sử dụng đất thời điểm 2007 đối với dự án Xuân Phương chỉ là 3 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, đến ngày 2/12/2011, Hà Nội đã ban hành quyết định 5639/UBND phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất tại dự án này là 15.173.483 đồng/m2, tức tăng 5,1 lần so với quy định trước đó.

Ngoài ra, theo ông Thi, từ năm 2007 – 2011 giá cả vật liệu trên thị trường biến động mạnh, đã tăng khoảng 1,64 lần, giá tiền lương, chi phí nhân công tăng khoảng 1,96 lần.

Do những yếu tố khách quan nói trên, chủ đầu tư đã quyết định điều chỉnh giá bán trung bình đối với đất có hạ tầng tại dự án là 34,9 triệu đồng/m2 (đã có VAT) Cũng theo ông Thi, mức giá trên hoàn toàn không cao hơn so với các dự án xung quanh khu vực cũng như đất thổ cư trong xã Xuân Phương.

Số liệu khảo sát được lãnh đạo Viglacera gửi tới báo giới cho thấy: giá đất liền kề tại dự án Vân Canh là 48 triệu đồng/m2, giá đất liền kề tại dự án Nhà ở của Văn phòng Quốc hội TT9, TT10 từ 80 - 92 triệu đồng/m2, tại dự án COMA6 Tây Mỗ là 60 - 65 triệu đồng/m2...

Như vậy, theo ông Thi, với mức giá 34,9 triệu đồng mà chủ đầu tư dự án Xuân Phương đưa ra là thấp mặt bằng chung của thị trường và giá các dự án lân cận. Mức giá đó được tính toán trên cơ sở hài hòa lợi ích của cả nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Hoàn toàn không có chuyện cao hơn các dự án khác như một số khách hàng phản ánh.

Lãnh đạo Viglacera tiết lộ, với mức giá bán như trên, lợi nhuận sau thuế dự kiến mà chủ đầu tư thu về từ dự án Xuân Phương sẽ vào khoảng 16,9%.

Bên cạnh đó, theo Viglacera, việc khách hàng phản đối mức giá mà chủ đầu tư đưa ra là rất ít, bởi bằng chứng là đến nay có 92% khách hàng đã thanh lý sổ tiết kiệm và tiến hành các bước tiếp theo để đi đến ký hợp đồng mua bán tại dự án nói trên.

Số khách hàng còn lại, lãnh đạo Viglacera cho biết, sẽ mời chính chủ đến làm việc và thanh lý sổ tiết kiệm.

“Nếu cán bộ, nhân viên nào không có nhu cầu mua nhà tại dự án hoặc từ chối đăng ký mua nhà tại thời điểm này, công ty sẽ hoàn trả lại số tiền cộng lãi suất như hai bên đã thỏa thuận”, ông Thi nói.

Cùng với đó, lãnh đạo Viglacera cho biết, do biến động về tình hình tài chính nên để chia sẻ với khó khăn của cán bộ, nhân viên đã cho Tổng công ty vay tiền, chủ đầu tư sẽ xem xét giãn tiến độ thu tiền xây dựng và sẽ hoàn thiện nhà ở trước cho cán bộ, nhân viên nào có nhu cầu.

Trước đó, hàng trăm khách hàng (mua lại suất) tại dự án khu đô thị Xuân Phương đã tố chủ đầu tư dự án này tự ý nâng giá bán đất, nhà tại dự án. Cụ thể là chủ đầu tư đã tăng giá bán từ 12 triệu đồng/m2 như đã cam kết với khách hàng ban đầu lên 34,9 triệu đồng/m2, mà không có một thông báo, thỏa thuận nào với khách hàng hiện tại.

Bên cạnh đó, với những khách hàng là cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty Viglacera, không có nhu cầu tiếp tục mua nhà, chủ đầu tư cũng chỉ trả lại số tiền đã vay trong 4 năm qua nhưng với lãi suất chỉ 0,8%/tháng, dù thỏa thuận ban đầu là chỉ vay trong 6 tháng với mức tối thiểu là 20% giá trị một căn nhà.

Song Hà

tbktvn

Các tin tức khác

>   Nhà xây chưa xong vẫn ép khách nhận (24/12/2011)

>   Yêu cầu Bộ Xây dựng nghiên cứu đề xuất giảm 40% giá nhà thu nhập thấp (23/12/2011)

>   Quỹ đầu tư BĐS: Cứu cánh cho thị trường  (23/12/2011)

>   Có hay không làn sóng đại hạ giá bất động sản? (23/12/2011)

>   Căn hộ ế ẩm, doanh nghiệp ưu tiên bán đất nền (23/12/2011)

>   Tổng công ty Viglacera bị khách hàng tố “lật kèo” (22/12/2011)

>   Địa ốc liên doanh liên kết để vượt khó (22/12/2011)

>   Trong bối cảnh khó khăn, DN bất động sản cần “thay máu” (22/12/2011)

>   52% kiều hối đổ vào bất động sản năm 2011 (22/12/2011)

>   3 kịch bản “vỡ trận” chung cư (22/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật