Thứ Năm, 15/12/2011 16:00

10 quốc gia bị tác động thảm hại khi giá vàng lao dốc

(Vietstock) – Giá vàng lao dốc mạnh trong phiên giao dịch ngày 14/12 và hiện giao dịch dưới mức 1,600 USD/oz, cách khá xa mức cao 52 tuần 1,916.20 USD/oz.

* UBS: Việt Nam thuộc nhóm 12 nền kinh tế bị tác động nếu giá hàng hóa giảm mạnh

Trong thập kỷ 1990, khi giá vàng giảm xuống 252 USD/oz, các ngân hàng trung ương bắt đầu bán tháo vàng. Cuối cùng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã thay mặt cho 15 ngân hàng trung ương đưa ra cam kết khống chế lượng vàng bán ra hàng năm. Thông báo này có tên gọi là Thỏa thuận vàng ngân hàng trung ương (CBGA) và sẽ hết hạn vào năm 2014.

Tuy nhiên theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), ngân hàng trung ương đã trở thành các tổ chức mua ròng trong năm nay. Tổng lượng vàng mà các ngân hàng trung ương mua vào đang đứng ở mức cao nhất trong 40 năm và tăng lên 148.4 tấn trong quý 3, chủ yếu nhu cầu đến từ ngân hàng trung ương các nước mới nổi.

Dựa trên số liệu của WGC, Business Insider đã đưa ra danh sách 10 quốc gia có tổng dự trữ vàng lớn nhất thế giới và đang bị tác động nặng nề bởi đà sụt giảm mạnh của giá vàng.

1. Mỹ

Tổng dự trữ vàng: 8,133.5 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 75.5%

Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới có thể phản ứng trước đà suy yếu của đồng USD bằng việc mua vào vàng.

2. Đức

Tổng dự trữ vàng: 3,401 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 72.6%

Theo IMF, Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) đã bán 150,000 ounce vàng. Lượng vàng này được bán cho Bộ Tài chính để đúc các đồng xu vàng kỷ niệm. Đức đã bác bỏ báo cáo cho rằng các quan chức châu Âu sẽ sử dụng dự trữ vàng để tăng cường năng lực cho vay của Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF).

3. Ý

Tổng dự trữ vàng: 2,451.8 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 72.2%

Dự trữ vàng của Ý bằng 1/10 tổng giá trị của gói giải cứu ước tính mà nước này có thể cần. Đầu năm nay, các ngân hàng của Ý đã tìm đến ngân hàng trung ương nước này để mua vàng và tăng cường bảng cân đối kế toán trước khi diễn ra đợt thanh tra (stress tests).

4. Pháp

Tổng dự trữ vàng: 2,435.4 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 71%

Pháp đã cam kết với các ngân hàng trung ương châu Âu khác hạn chế bán vàng. Được biết, 19 nước ký Thỏa thuận vàng ngân hàng trung ương (CBGA) đã bán gần 10 tấn vàng trong năm đầu tiên của thỏa thuận mới (từ tháng 9/2009-tháng 9/2010).

5. Trung Quốc

Tổng dự trữ vàng: 1,054.1 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 1.7%

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đang xem xét mua thêm vàng để ngăn ngừa nguy cơ bong bóng bất động sản, lạm phát và các loại tiền tệ như đồng EUR và đồng USD. PBOC mua vàng từ thị trường trong nước nhưng thường không đưa ngay vào kho dự trữ.

6. Thụy Sỹ

Tổng dự trữ vàng: 1,040.1 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 14.3%

Trong giai đoạn 2000-2005, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đã bán 1,300 tấn vàng, động thái liên quan đến sự ra đời của đồng EUR. Trong năm 2010, dự trữ vàng của nước này đã chiếm 25% tổng dự trữ ngoại hối.

7. Nga

Tổng dự trữ vàng: 851.5 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 8.6%

Ngân hàng Trung ương Nga (Bank Rossii) đã mua 15 tấn vàng trong quý 3, một phần trong kế hoạch tích trữ vàng dài hạn của ngân hàng này. Tuy nhiên, Bank Rossii đã và đang mua vàng từ thị trường nội địa.

8. Nhật Bản

Tổng dự trữ vàng: 765.2 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 3.3%

Đầu năm nay, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã bán vàng để bơm 20 ngàn tỷ JPY vào nền kinh tế nhằm trấn an nhà đầu tư sau thảm họa sóng thần và hạt nhân. Trong khi đó, xuất khẩu vàng của nước này (bao gồm xuất khẩu của lĩnh vực tư nhân) có thể đạt 100 tấn trong năm 2011.

9. Hà Lan

Tổng dự trữ vàng: 612.5 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 61%

Trong giai đoạn 1991-2011, Ngân hàng Trung ương Hà Lan (DNB) bán 1,100 tấn vàng. Tuy nhiên, người phát ngôn của DNB cho biết ngân hàng đã ngừng cho vay vàng trong năm 2008. Theo Zero Hedge, DNB xem vàng là tài sản dự trữ tốt nhất và là điểm tựa niềm tin trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Đồng thời, ngân hàng này còn nắm giữ vàng vì mục đích đa dạng hóa kho dự trữ. Chủ tịch DNB, Nout Wellink, cho rằng ngân hàng không có dự định bán vàng.

10. Ấn Độ

Tổng dự trữ vàng: 557.7 tấn

Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối: 9%

Giá trị của lượng vàng dự trữ tại Ấn Độ tăng lên 28.05 tỷ USD nhưng dự trữ vàng của nước này vẫn còn thấp hơn so với các nền kinh tế lớn. Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) sẽ mua vàng của IMF và xem vàng là kênh đầu tư an toàn nhưng hiếm khi nhận định về kế hoạch mua vàng của mình.

Phạm Thị Phước (Theo Business Insider)

Các tin tức khác

>   Người dân lại kéo nhau mua vàng SJC (15/12/2011)

>   “Giới đầu nậu có thể đang gom đô để nhập lậu vàng” (15/12/2011)

>   Vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới 3 triệu đồng/lượng (15/12/2011)

>   Vàng rơi gần 5% và tiến vào vùng nguy hiểm (15/12/2011)

>   Vàng lao dốc 93 USD/oz xuống 1,570 USD/oz (14/12/2011)

>   Một ngày “đếm tiền mỏi tay” của SJC (14/12/2011)

>   Lối ra nào cho các DN sản xuất vàng miếng? (14/12/2011)

>   Giá vàng có thể hơn 2.200 USD trong năm 2012 (14/12/2011)

>   Đề án cấp chứng chỉ vàng: Hoài nghi tính khả thi (14/12/2011)

>   Vàng sụt 30 USD/oz sau quyết định của Fed (14/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật