Thứ Tư, 23/11/2011 16:50

Điểm mặt các CTCK có đối tác ngoại

Theo cam kết gia nhập WTO trong ngành tài chính - chứng khoán, kể từ thời điểm 1/1/2012, CTCK 100% vốn nước ngoài sẽ được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh TTCK trầm lắng kéo dài như hiện nay, quyền sở hữu chi phối trong CTCK có khiến các đối tác ngoại hào hứng?

Theo thống kê của ĐTCK, hiện có 40 CTCK trong tổng số 105 CTCK được cấp phép có vốn đầu tư của các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Trong đó, có 15 CTCK có 49% vốn của các tập đoàn tài chính nước ngoài (chủ yếu là của các nước châu Á như Nhật Bản, Malaysia , Singapore …). Một vài công ty khác mà đối tác nước ngoài nắm giữ từ 5 - 10% cổ phần, chủ yếu là các quỹ đầu tư ETF. Trong số 27 CTCK đã niêm yết, 20 công ty có chưa đầy 5% vốn được sở hữu của bên nước ngoài.

Thông thường, sự tham gia đầu tư của nhà đầu tư ngoại hứa hẹn thổi một làn gió mới vào hoạt động của các CTCK, nhưng chủ yếu do áp lực thị trường, kết quả kinh doanh tại nhiều CTCK có vốn ngoại cũng không mấy khả quan. Những công ty lỗ lớn và liên tiếp trong 3 năm trở lại đây là CTCK Vina (VinaSecurities), CTCK Thành Công đều có sở hữu nước ngoài lớn. Chỉ một số ít CTCK như CTCK TP. HCM (HSC), Kim Eng Việt Nam (KEVS)… có kết quả khả quan hơn.

Với quy mô giao dịch chưa đầy 1.000 tỷ đồng/phiên trên cả hai sàn trong nhiều tháng gần đây, doanh thu môi giới trung bình của hơn 100 CTCK hàng ngày chỉ đạt 40 triệu đồng/phiên/công ty. Bên cạnh đó, giá trị vốn hóa toàn TTCK Việt Nam hiện chỉ đạt 598.664 tỷ đồng, tương đương 28,5 tỷ USD, bằng 1/100 giá trị vốn hóa của TTCK Trung Quốc, trong khi nước này hiện chỉ có khoảng 100 CTCK.

Mã CK

Tên công ty

VĐL (tỷ đồng)

Sở hữu NN

Tổ chức NN

GBS

Golden Bridge Việt Nam

 135

49%

Golden Bridge (Hàn Quốc)

HSC

TP. HCM

 600

49%

Dragon Capital Markets Ltd (31.5%)

PHS

Phú Hưng

 300

49%

CX Technology (Đài Loan) - 46%

 

Nhật Bản

 41

49%

CTCK Aizawa và Công ty Japan Asia Holding

 

Kim Eng Việt Nam

 200

49%

Kim Eng Holdings Limited (Singapore)

 

Kis Việt Nam

 264

49%

Korea Investment & Securities

 

Kenanga Việt Nam

 135

49%

Kenanga Maylaysia Berhad (Maylaysia)

 

Mirae Asset (Việt Nam)

 300

49%

Mirae Asset Securities (HK) Limited

 

Saigonbank Berjaya

 300

49%

CTCK Inter-Pacific (Berjaya-Malaysia)

 

Thành Công

 360

49%

Chứng khoán Seamico - Thái Lan

 

Vina

 185

49%

VinaCapital Group Ltd

 

Việt Nam

 135

49%

Ngân hàng RHB (Malaysia)

 

Woori CBV

 135

49%

Chứng khoán và Đầu tư Woori (WIS)

SSI

Sài Gòn

 3.511

48,61%

Australia And New Zealand Banking Group Limited (17.79%), Daiwa Securities Group Inc (10.19%)

 

Morgan Stanley Hướng Việt

 300

48,33%

Morgan Stanley (Singapore)

 

FPTS

 550

20%

SBI Securities (Nhật Bản)

PSI

Dầu khí

 598

15,51%

Nikko Cordial Securities Inc (Nhật Bản) -14.9%

 

Cimb-Vinashin

 333

10%

Ngân hàng CIMB (Malaysia)

KLS

Kim Long

 2.025

7,76%

Market Vectors ETF Trust - Market Vectors -Vietnam ETF (4.96%)

VND

VNDirect

 1.000

7,63%

Vietnam Investments Fund I, L. P. (5%)

BVS

Bảo Việt

 722

4,84%

 

SBS

Sacombank SC

 1.267

4,41%

 

WSS

Phố Wall

 503

3,08%

 

HPC

Hải Phòng

 401

1,53%

 

TAS

Tràng An

 139

1,44%

 

ORS

Phương Đông

 240

1,10%

 

VIG

Thương mại và công nghiệp Việt Nam

 341

1,07%

 

AVS

Âu Việt

 360

0,89%

 

SME

SME

 225

0,66%

 

BSI

Ngân hàng BIDV

 865

0,52%

 

SHS

Sài Gòn - Hà Nội

 1.000

0,48%

 

AGR

Agriseco

 1.200

0,42%

 

APS

Châu Á - Thái Bình Dương

 390

0,31%

 

CTS

Vietinbank SC

 790

0,22%

 

SVS

Sao Việt

 135

0,19%

 

HBS

Hòa Bình

 330

0,11%

 

VDS

Rồng Việt

 350

0,07%

 

IVS

Đầu tư Việt Nam

 161

0,06%

 

APG

An Phát

 135

0,03%

 

VIX

Xuân Thành

 300

0,01%

 

Thâu tóm thay vì lập mới

Mặc dù với quy định hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được nắm giữ tối đa 49% cổ phần của CTCK, nhưng thực tế cho thấy, nhiều CTCK trong nước hoạt động chẳng khác gì một CTCK nước ngoài. Ngay từ cái tên CTCK đã thấy xa lạ với người dân Việt Nam, đến toàn bộ bộ máy lãnh đạo là những người nước ngoài, cho thấy, dù chưa mở cửa, nhưng khối CTCK đã bị "thâm nhập" như thế nào. Một chuyên gia chứng khoán nhiều kinh nghiệm cho biết, mặc dù quy định chỉ được nắm giữ tối đa 49%, nhưng có thể có nhiều cách lách luật thông qua sở hữu chéo, sở hữu danh nghĩa…, phía nước ngoài đã sở hữu chi phối một số CTCK. Nghĩa là chỉ cần qua thời điểm 1/1/2012, nếu điều kiện pháp lý thông suốt, Việt Nam có thể sẽ có CTCK 100% vốn nước ngoài.

Tổng giám đốc một CTCK liên doanh với Hàn Quốc cho biết, dự kiến phía Hàn Quốc sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty lên 65% khi quy định cho phép, để có thể thay đổi cơ bản tình hình quản trị của công ty nhằm đón đầu sự hồi phục của TTCK. Tuy nhiên, ý tưởng năm trên 49% và dưới 100% vốn tại CTCK ở Việt Nam của nhà đầu tư ngoại có thể thực thi được hay không, còn phải chờ sự hướng dẫn việc thực thi cam kết WTO từ Chính phủ Việt Nam.

N.Quang

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Hủy niêm yết đe dọa thị trường (23/11/2011)

>   PFI khởi kiện Chứng khoán phố Wall đòi nợ 100 tỷ đồng (23/11/2011)

>   Tại sao chứng khoán bị hắt hủi? (22/11/2011)

>   Doanh nghiệp bắt đầu chê thị trường chứng khoán (22/11/2011)

>   SeASecurities khuyến mại nhân dịp chuyển trụ sở (21/11/2011)

>   Công ty chứng khoán nhỏ: Gian nan tìm một con đường (21/11/2011)

>   Tái cấu trúc TTCK: Trọng tâm là ở công ty chứng khoán (21/11/2011)

>   ‘Đại phẫu’ công ty CK: Ngòi nổ vẫn chưa được tháo? (20/11/2011)

>   Dẹp bớt CTCK, thị trường đỡ 'bấn loạn' (19/11/2011)

>   Cổ phiếu quỹ: Quyền lợi dành cho ai? (18/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật