Chủ Nhật, 23/10/2011 08:35

Thông tin sử dụng vốn trái phiếu: Cần chi tiết đến từng dự án

Trước lo ngại về khả năng trong những năm tới, Chính phủ sẽ khó huy động vốn qua thị trường trái phiếu do thông tin về hiệu quả sử dụng vốn còn thiếu minh bạch, trao đổi với ĐTCK, ông Hà Huy Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, thực ra thông tin về thị trường trái phiếu hiện đã tương đối công khai, nhưng cần cải thiện ở góc độ thông tin chi tiết hiệu quả từng dự án dùng vốn trái phiếu chính phủ…

Cơ sở nào để ông cho rằng thông tin về hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu chính phủ đã minh bạch?

Kế hoạch huy động vốn của Chính phủ thông qua thị trường trái phiếu luôn được đưa ra Quốc hội thảo luận công khai trước khi thông qua để triển khai. Trong kế hoạch sử dụng vốn, bao giờ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng giải trình chi tiết về phân bổ cho các dự án nào, với giá trị bao nhiêu, giải ngân trong giai đoạn nào… Đó là thông tin về sử dụng vốn, còn về huy động thì Bộ Tài chính thường xuyên chỉ đạo Kho bạc Nhà nước, Sở GDCK Hà Nội, cũng như các đơn vị liên quan thông tin sớm về kế hoạch huy động vốn qua thị trường trái phiếu, để giúp NĐT chủ động tham gia thị trường.

Đặc biệt, trong quá trình Chính phủ chỉ đạo tổ chức huy động vốn qua thị trường trái phiếu theo các chỉ tiêu mà Quốc hội đã phê duyệt, tùy từng thời điểm cụ thể, nếu nhận thấy kế hoạch huy động này tác động bất lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô, Quốc hội sẽ li;nh hoạt điều chỉnh.

Nhưng đó vẫn chỉ là những thông tin vĩ mô, trong khi điều NĐT tham gia thị trường trái phiếu quan tâm là thông tin kịp thời, đầy đủ về hiệu quả sử dụng vốn tại từng dự án thì vẫn còn khoảng trống?

Rõ ràng, về tổng thể, việc minh bạch thông tin về huy động, sử dụng vốn qua kênh trái phiếu chính phủ đã ổn, có điều về hiệu quả sử dụng vốn ở từng dự án cụ thể thì đúng là cần phải tập trung cải thiện trong thời gian tới, để giúp NĐT biết được đồng vốn họ bỏ ra đã được sử dụng ra sao, bởi điều này có ảnh hưởng nhất định đến khả năng thanh toán của chủ nợ. Đây là cơ sở để họ quyết định có tiếp tục đầu tư vào kênh này trong tương lai hay không.

Vậy có biện pháp nào để cải thiện vấn đề này, thưa ông?

Để minh bạch thông tin về hiệu quả sử dụng vốn tại từng dự án cụ thể là khá phức tạp, bởi hạn chế về vấn đề này thời gian qua có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Đơn cử như một dự án chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, ngoài yếu tố chủ quan là giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, thì thủ tục đầu tư, thanh quyết toán rườm rà, phức tạp cũng ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Bởi vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu chính phủ, cần xem xét đơn giản hoá thủ tục phê duyệt, triển khai đầu tư, thanh quyết toán…, nhưng tuyệt đối phải chặt chẽ, an toàn, không được dễ dãi chấp nhận các yêu cầu của đối tác nhằm giảm thiểu tác động không mong muốn, nhất là với những dự án có quy mô vốn lớn hàng tỷ USD. Kèm theo đó, cũng cần hoàn chỉnh các quy định liên quan về minh bạch thông tin đánh giá hiệu quả của từng dự án để NĐT nắm bắt.

Hữu Đạo

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Thêm một phiên đấu thầu thất bại trái phiếu Chính phủ (20/10/2011)

>   Vì đâu Trái phiếu Chính phủ liên tục không bán được? (19/10/2011)

>   Trái phiếu kèm chứng quyền của FPT: Nhà đầu tư nắm đằng lưỡi (19/10/2011)

>   20/10: Đấu thầu 2,000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (17/10/2011)

>   21/10, HPR chốt quyền xin ý kiến cổ đông phát hành trái phiếu (17/10/2011)

>   Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao ngất (16/10/2011)

>   Ban hành nghị định về việc phát hành trái phiếu (15/10/2011)

>   Quyết liệt với vốn trái phiếu (14/10/2011)

>   Đấu thầu 1,000 tỷ đồng trái phiếu tiếp tục thất bại (14/10/2011)

>   Đấu thầu 2,000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ bất thành (13/10/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật